Báo động nạn cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ
![]() |
Người dân Ấn Độ biểu tình kêu gọi chính phủ thực thi các hình phạt nghiêm khắc hơn với tội phạm tấn công tình dục phụ nữ. Ảnh: AAP
Những vụ việc đau lòng
Ngày 5/12 vừa qua, cô gái trẻ này đang trên đường tới bang miền Bắc Uttar Pradesh, để tham dự phiên tòa xử vụ cưỡng hiếp, nơi chính cô là người bị hại.
Theo cảnh sát, một nhóm gồm năm tên, trong đó có hai kẻ bị cáo buộc hãm hiếp đã kéo cô ra một cánh đồng gần đó và tẩm xăng thiêu sống. Các bác sĩ cho biết, 95% cơ thể cô bị bỏng nặng và đã qua đời ngay sau đó.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, nạn nhân đã nộp đơn tố cáo danh tính hai kẻ đã thực hiện hành vi đồi bại với mình từ tháng 12/2018. Một đối tượng đã bị bắt giữ nhưng được phép tại ngoại. Đối tượng còn lại bỏ trốn.
Uttar Pradesh là bang đông dân nhất ở Ấn Độ và là địa điểm gây nhức nhối về nạn bạo hành và lạm dụng phụ nữ. Riêng năm 2017, theo thống kê, cảnh sát bang này đã nhận được hơn 4.200 báo cáo về các vụ hiếp dâm. Bên cạnh đó, trẻ em, phụ nữ và thậm chí cả du khách nước ngoài cũng có thể trở thành nạn nhân của nạn hiếp dâm ở Ấn Độ.
Ngày 16/12/2018, một bé gái ba tuổi bị hãm hiếp ở New Delhi và bị đánh đập, bỏ lại bên đường. Cha của đứa trẻ tìm thấy con gái đã bất tỉnh trong bộ quần áo bẩn trước nhà. Sau đó, cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm là một nam giới 40 tuổi, bảo vệ của tòa nhà cô bé đang sống.
Tuy Chính phủ Ấn Độ đã gia tăng nhiều biện pháp trừng phạt, như áp dụng án tử hình với tội phạm cưỡng hiếp trẻ em dưới 12 tuổi nhưng dường như số vụ phạm pháp vẫn không giảm.
Cũng vào tháng 12 năm ngoái, một nữ du khách người Anh 48 tuổi đã bị cưỡng bức khi du lịch tại bang Goa của Ấn Độ. Theo đó, nghi phạm đã đợi sẵn tại một đoạn đường vắng, khi nạn nhân đang đi bộ về khác sạn. Hắn đã ép nữ du khách tới cánh đồng và thực hiện hành đồi bại rồi lấy luôn túi xách của nạn nhân. Sau đó, cảnh sát đã bắt được thủ phạm.
Vụ việc này dấy lên lo ngại trong thập kỷ qua tỷ lệ tội phạm nhắm vào khách nước ngoài, đặc biệt là phụ nữ ngày càng tăng cao.
Trung bình 15 phút có một vụ hiếp dâm
Ấn Độ luôn là một trong những điểm nóng liên quan tới các vụ bạo lực tình dục trong hàng chục năm qua. Các vụ cưỡng hiếp xảy ra làm chấn động không chỉ dư luận Ấn Độ mà cả thế giới. Giới chức Ấn Độ bị chỉ trích gay gắt vì không thể giải quyết được vấn nạn tấn công tình dục và bạo lực với phụ nữ cũng như trẻ em gái.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ, trên phạm vi cả nước cũng ghi nhận 33.658 vụ cưỡng hiếp trong năm 2017, với con số trung bình 92 vụ mỗi ngày. Có nghĩa là cứ sau 15 phút lại có một phụ nữ bị hãm hiếp tại Ấn Độ. Tuy nhiên, theo các nhà xã hội học, con số thực tế cao hơn nhiều do rất nhiều nạn nhân không tới cảnh sát trình báo do sợ bị đe dọa tính mạng.
![]() |
Nạn nhân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm khi tố cáo những kẻ cưỡng hiếp mình. Ảnh: AFP |
Một trong những lý do khiến nạn hiếp dâm phổ biến tại Ấn Độ chính là sự mất cân bằng giới tính, hiện Ấn thừa 37 triệu nam giới. Ấn Độ có tư tưởng cổ hủ, luôn quan niệm con trai mới là người nối dõi. Tỷ lệ sinh bé gái tiếp tục giảm kể cả khi kinh tế Ấn Độ phát triển. Điều này dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, đó là nam giới thiếu việc làm, thiếu các thú vui cá nhân dẫn đến các hành vi quấy rối, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó tư tưởng trọng nam kinh nữ vốn ăn sâu vào tâm lý của người dân Ấn Độ. Phụ nữ tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới luôn ở vị thế thấp hơn so với nam giới. Ngoài ra, một vài năm trở lại đây, quốc gia này đã ban hành các luật lệ chặt chẽ hơn nhưng dường như không có sự thay đổi đáng kể. Trên thực tế, luật chống hãm hiếp nghiêm ngặt nhưng không được áp dụng nghiêm khắc.
Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), mặc dù luật đã tỏ ra có tác dụng khi số vụ hiếp dâm được báo cáo với cảnh sắt tăng 39% nhưng các chính sách và luật về tội phạm hiếp dâm thường không được áp dụng đúng, dẫn đến việc nhiều kẻ hiếp dâm vẫn được hưởng mức án thấp hơn so với luật.
Cuối cùng chính là những định kiến xã hội khiến nhiều nạn nhân không thể mạnh mẽ đưa tội phạm ra trước công lý cũng như tiếp cận sự trợ giúp xã hội.
Ở Ấn Độ, nhiều nạn nhân vẫn còn mặc cảm và bị xấu hổ sau khi bị hãm hiếp vì những định kiến hay sự kỳ thị của những người xung quanh. Thậm chí, họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm khi tố cáo những kẻ hiếp dâm như trường hợp của cô gái trẻ xấu số vừa bị thiêu sống kể trên.
Tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này, nhiều người nghĩ rằng những kẻ hãm hiếp không cần lãnh hậu quả và số vụ tội phạm chống phụ nữ không có gì đáng ngạc nhiên.
Năm 2014, một lãnh đạo đảng Xã hội chủ nghĩa Ấn Độ còn phát biểu trước hàng nghìn người ở Moradabad, Uttar Pradesh, Yadav rằng: “Những kẻ hiếp dâm không đáng bị treo cổ. Đó chỉ là sai lầm của đàn ông!”.
Bài liên quan
Thế hệ trẻ ngày càng thích thuê đồ hơn mua
Học sinh Ấn Độ bị buộc đội thùng giấy lên đầu để tránh gian lận thi cử
Ấn Độ: Ô nhiễm không khí đạt mức báo động
Lễ hội ánh sáng Diwali 2019 của người Ấn Độ sắp diễn ra tại Hà Nội
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo
