Tag

Bảo vệ trẻ em khỏi những trận bạo hành cần sự vào cuộc của toàn xã hội

BHXH & Đời sống 22/01/2022 10:00
aa
TTTĐ - Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận xã hội. Đáng nói, những đứa trẻ bị bạo hành đều ở độ tuổi rất nhỏ nhưng phải chịu những bạo hành nghiêm trọng về mặt thể xác. Làm thế nào để bảo vệ những đứa trẻ khỏi những trận tra tấn từ ngay những người thân đang là câu hỏi khiến cả xã hội cần tìm lời giải đáp.
Lãnh đạo Hội đồng Đội thăm, động viên gia đình bé gái 3 tuổi bị bạo hành Vụ bé gái nghi bị đóng đinh vào đầu: Khởi tố người tình của mẹ về hành vi giết người Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ bé gái 3 tuổi nghi bị đinh ghim vào đầu Cảnh sát triệu tập mẹ bé gái cùng một số người khác để phục vụ công tác điều tra

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng

Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua đã xảy ra các vụ bạo hành, tra tấn trẻ em một cách dã man. Đó là vụ bé gái 8 tuổi bị nhân tình của cha bạo hành đến tử vong hay gần đây là vụ bé gái 3 tuổi nhập viện với 9 chiếc đinh găm vào hộp sọ.

Thật phẫn nộ trước sự độc ác, tàn nhẫn mà các nghi phạm gây ra cho nạn nhân - những đứa trẻ yếu thế, không có khả năng phản kháng. Đáng tiếc, những vụ việc như thế đang có xu hướng tăng lên. Điều đó khiến tất cả chúng ta phải đặt ra câu hỏi tại sao và làm sao để ngăn chặn được việc bạo hành, xâm hại trẻ em?

Đáng nói, hiện nay, có nhiều vụ việc bạo hành diễn ra trong các gia đình có bố mẹ ly hôn, con cái phải sống chung với cha dượng, mẹ kế nhưng cũng có không ít trường hợp trẻ bị bạo hành bởi chính cha, mẹ ruột của mình.

Bảo vệ trẻ em khỏi những trận bạo hành cần sự vào cuộc của toàn xã hội
Bị can Nguyễn Trung Huyên - người dùng đinh đóng vào đầu bé gái 3 tuổi (Ảnh do công an cung cấp)

Các vụ việc diễn ra không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, ở các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp mà còn ở cả khu vực trung tâm, các đô thị lớn, ở các gia đình có điều kiện kinh tế tốt, có học vấn cao. Điều đó cho thấy tính chất đa dạng và diễn biến phức tạp của các vụ việc bạo hành gia đình; Đồng thời, cũng đòi hỏi những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để từng bước giải quyết tình trạng này.

Tại tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các tư vấn viên nhận trung bình 30.000 cuộc gọi mỗi tháng - chủ yếu liên quan đến bạo lực trẻ em trong các gia đình, cả đánh đập và bạo hành tinh thần.

Riêng trong năm 2021, thời gian nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, trẻ hầu hết ở trong nhà với người thân, số cuộc gọi tăng tới 40.000 - 50.000 cuộc mỗi tháng. Một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng là trẻ em từ 11-18 tuổi. Có những cuộc gọi trong đêm khẩn cấp do có bạo hành đang xảy ra, các tư vấn viên sẽ gọi ngay cho công an tại địa phương.

Bảo vệ trẻ em khỏi những trận bạo hành cần sự vào cuộc của toàn xã hội
9 vật cứng giống đinh găm trong sọ não bé gái

Nói về những vụ việc bạo hành dã man trẻ em thời gian qua, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội chia sẻ trong chương trình Sự kiện bình luận: "Sự tàn ác trong các vụ việc hành hạ trẻ em thời gian qua vượt qua sự tưởng tượng tồi tệ nhất của bất kỳ ai, làm cho tất cả người đều rất bức xúc. Có những nguyên nhân sâu xa chúng ta phải tìm ra từ góc độ xã hội, tâm lý, giáo dục.

Nếu xét về góc độ xã hội, tôi nghĩ rằng chúng ta đã quá đầu tư, quá mải mê cho việc tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua những yếu tố xã hội, bỏ qua yếu tố con người, để giáo dục con người thực sự có kỹ năng sống, có đủ phẩm chất để đương đầu với những thay đổi xã hội đang diễn ra rất nhanh. Có những người luôn tìm cách giải tỏa bức xúc của mình lên người yếu thế nhất và rất đáng buồn, trẻ em lại chính là đối tượng để người lớn trút lên tất cả những sự căng thẳng của mình".

Cần có biện pháp cấp bách và lâu dài để bảo vệ trẻ em

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thêm, những câu chuyện ở trên báo chí, mạng xã hội chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

"Nếu các quý vị tiếp cận những câu chuyện mà chúng tôi không thể chia sẻ được bởi liên quan đến bí mật đời tư của mỗi gia đình, mỗi trẻ em thì sẽ thấy mức độ nghiêm trọng. Phần chìm của tảng băng còn ghê gớm hơn rất nhiều", ông Nam chia sẻ.

Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người lớn. Trước hết là trách nhiệm của cha mẹ, người thân trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, những người hàng xóm xung quanh trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì không có khả năng tố cáo, lên tiếng, không có khả năng phản kháng, thoát khỏi những sự chà đạp, những bạo lực, đặc biệt trong môi trường gia đình.

Bảo vệ trẻ em khỏi những trận bạo hành cần sự vào cuộc của toàn xã hội
Bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang

"Chúng ta phải nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của những người xung quanh các em. Giải pháp là lên tiếng, tố cáo mọi hành vi xâm hại trẻ em, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Chính những người thân trong gia đình cũng phải lên tiếng. Những sự việc xảy ra gần đây, chúng ta đã xử lý, xét xử, can thiệp, trừng phạt khá nghiêm khắc, kịp thời bởi các cơ quan luật.

Tuy nhiên, chúng tôi muốn nói về giải pháp cấp bách và dài hơi hơn bởi những thiết chế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương liên quan đến việc phòng chống và xâm hại trẻ em nói chung và phòng chống bạo lực trẻ em ở trong gia đình nói riêng", ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội bày tỏ: Trẻ em chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cha, mẹ và người chăm sóc mình. Do đó, trách nhiệm bảo vệ trẻ em dưới 5 tuổi hoàn toàn là của người lớn. Trong trường hợp này, cha mẹ và giáo viên mầm non có trách nhiệm giáo dục trẻ một số kỹ năng tự vệ phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như không đi theo người lạ, không ăn đồ ăn người lạ cho... Như vậy, trẻ sẽ có được những kiến thức ban đầu về việc tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ về tai nạn, thương tích, bạo lực, xâm hại.

Khi trẻ được đến trường học tập, trẻ cần được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng sống, nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở môi trường rộng lớn hơn, không chỉ trong gia đình mà trong cả nhà trường và ngoài xã hội. Trẻ cần phải được biết các quyền của trẻ em; Được biết về việc trẻ em luôn luôn được bảo vệ và được biết khi cần giúp đỡ, tư vấn thì sẽ gọi ai ngoài ông bà, cha mẹ, thầy cô của mình. Ví dụ như, trẻ có thể gọi chú công an, bác tổ trưởng dân phố, hoặc như Tổng đài bảo vệ trẻ em quốc gia 111.

“Chúng tôi mong muốn tất cả trẻ em đều biết đến Tổng đài này, coi đây là một người bạn có thể trợ giúp bất cứ khi nào các em gặp khó khăn. Chúng tôi cũng rất mong muốn số của Tổng đài sẽ được in trên bìa sách giáo khoa, bìa vở viết của các em ở tất cả các cấp học, để các em có thể nhận biết và tự bảo vệ mình khi cần thiết”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh.

Thanh Hà

Đọc thêm

Lan tỏa niềm tin vào một hệ thống an sinh bền vững, công bằng BHXH & Đời sống

Lan tỏa niềm tin vào một hệ thống an sinh bền vững, công bằng

TTTĐ - Sáng 1/7, trong không khí cả nước rộn ràng chào mừng Ngày BHYT Việt Nam, BHXH Khu vực I đã tổ chức “Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT” và phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT năm 2025”.
BHXH Việt Nam: Sẵn sàng phục vụ Nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam: Sẵn sàng phục vụ Nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

TTTĐ - Bắt đầu từ ngày mai (1/7/2025), quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực BHXH, BHYT chính thức có hiệu lực. BHXH Việt Nam đã sẵn sàng cho công tác triển khai, đảm bảo vận hành thông suốt liên tục, không làm gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để bảo đảm vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn, BHXH Khu vực I vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động BHXH & Đời sống

Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”. Đây thực sự là sân chơi hấp dẫn, mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách, hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (1/7).
Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn BHXH & Đời sống

Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn

TTTĐ - Ngày 26/6, BHXH khu vực I, Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Điện lực Hoài Đức trao tặng thẻ BHYT cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN BHXH & Đời sống

Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN

TTTĐ - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định: Hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên 6% từ 1/7/2025.
“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp BHXH & Đời sống

“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Là chính sách trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội quốc gia, BHXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với công tác truyền thông, trong đó, báo chí được xem là một trong những "kênh" quan trọng nhất. Thông qua báo chí, chính sách BHXH, BHYT ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn. Sự chia sẻ, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cùng với sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chính sách BHXH, BHYT, góp phần tích cực vào việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ BHXH & Đời sống

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ

TTTĐ - Thời gian qua, BHXH Khu vực I luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững BHXH & Đời sống

Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, BHXH Khu vực I tổ chức Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm và định hướng công tác tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2025. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Giám đốc BHXH Khu vực I chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Xem thêm