Tag

Bão Yagi sắp đổ bộ đất liền, Hà Nội gió giật đến cấp 10

Muôn mặt cuộc sống 07/09/2024 10:29
aa
TTTĐ - Trong khoảng chiều nay (7/9), bão số 3 Yagi khả năng đi vào đất liền, gây ra gió mạnh cấp 10-12 ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng. Hà Nội có khả năng gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10 kèm mưa lớn.
Công an Hà Nội khuyến cáo phòng cháy, tai nạn do mưa bão
Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện
Cây bật gốc vắt ngang trên phố Lê Văn Hưu (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Chu Dũng

Hà Nội mưa lớn đến 350mm

Sáng nay (7/9), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục đưa ra dự báo, cảnh báo về cơn bão số 3 Yagi đang áp sát các tỉnh, thành miền Bắc.

Cụ thể, bão số 3 hiện vẫn ở cấp 14 (khoảng 8h sáng). Khoảng cách từ tâm bão đến khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình còn khoảng 130km về phía Đông.

“Trong thời gian tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và khoảng chiều 7/9, bão số 3 có khả năng đi vào đất liền. Lúc này, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11, 12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và cấp 8, 10 ở khu vực Thanh Hóa cũng như các tỉnh sâu trong đất liền như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang”, ông Hưởng thông tin.

Đồng thời, ông Hưởng nhấn mạnh, bão số 3 sẽ gây ra đợt mưa rất lớn ở khu vực Bắc Bộ. Thời gian mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ tập trung vào ngày và đêm nay; chiều và đêm nay mưa lớn mở rộng sang khu vực phía Tây Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ kéo dài đến khoảng ngày 9/9. Tổng lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm có nơi trên 500mm.

Khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt lũ. Ngoài ra, các tỉnh vùng núi trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xảy ra một đợt lũ quét diện rộng.

Ông Hưởng lưu ý, bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng do tác động của hoàn lưu bão, từ chiều và tối nay, Hà Nội khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10.

“Cùng với gió mạnh, Hà Nội khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm”, ông Hưởng nhấn mạnh.

Theo ông Hưởng, với gió mạnh ở Hà Nội sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân. Gió mạnh, gió giật có khả năng làm gãy đổ cây, như cơn giông lốc vào chiều qua (6/9) là một minh chứng. Vì vậy, người dân lưu ý, trong chiều và tối nay hạn chế ra đường và tốt nhất không nên ra khỏi nhà. Về mưa lớn, có khả năng gây ra tình trạng ngập úng, người dân cần có phương án xử lý phòng tránh ngập úng vào chiều và đêm nay.

Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chủ động tới hiện trường chỉ đạo ứng phó với bão

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Hà Nội bắt đầu mưa lớn, gió giật mạnh khiến đường phố Hà Nội nhiều nơi ngập úng,
Chiều 6/9, Hà Nội mưa lớn, gió giật mạnh khiến đường phố Hà Nội nhiều nơi ngập úng

Công điện nêu rõ: Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Điện chỉ đạo ngày 05/9/2024 của Thường trực Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP yêu cầu:

Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP căn cứ lĩnh vực công tác, nội dung công việc, đơn vị và địa bàn phụ trách, chủ động xuống các đơn vị, địa bàn trọng điểm, các khu vực xung yếu để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai;

Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó mưa, bão, lũ, thiên tai với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước;;

Các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để kịp thời tham mưu, chỉ đạo điều hành và thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao phụ trách, chủ động xuống hiện trường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai trong đó tập trung:

Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ.

Các đơn vị kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn; đặc biệt lưu tâm đến các trường hợp, khu vực đã xảy sự cố, thiệt hại đáng tiếc về người trước đây liên quan đến tai nạn khi đi qua khu vực bị ngập, đánh bắt cá, vớt củi...; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt lư u ý đối với các huyện có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức…

Đối với các công trường xây dựng: Tiến hành kiểm tra, rà soát các công trường xây dựng trên địa bàn, đặc biệt lưu ý đến các công trình có thiết bị, vật tư dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão như cần cẩu tháp, giàn giáo, và các thiết bị xây dựng có độ cao. Yêu cầu các công trường phải có phương án (biện pháp) đảm bảo an toàn phòng, chống bão, người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị bảo hộ...

Các đơn vị chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi bão, lũ.

UBND TP cũng sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.

Đọc thêm

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy Muôn mặt cuộc sống

HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Kỳ họp thứ 22 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra để thảo luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đầu tư công cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Phát động Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Phát động Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình Xã hội

Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình

TTTĐ - Quảng Trị sẽ cung cấp bản tóm tắt đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến của cử tri theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Ngày 16/4, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch số 3724/KH-UBND về việc lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Yên Bái: Nỗ lực xóa nhà tạm cho người nghèo trước ngày 30/6 Muôn mặt cuộc sống

Yên Bái: Nỗ lực xóa nhà tạm cho người nghèo trước ngày 30/6

TTTĐ - Tính đến hết ngày 15/4/2025, toàn tỉnh Yên Bái đã có 2.196/2.208 nhà khởi công, đạt 99,5%; hoàn thành 1.070 nhà, đạt 48,5% kế hoạch theo đề án.
Xem thêm