Tag

Bát Tràng chật vật "hồi sinh" sau đại dịch

Nông thôn mới 14/12/2021 11:21
aa
TTTĐ - Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những ổ dịch lớn. Chưa bao giờ làng gốm truyền thống nức tiếng cả nước lại gặp khó trong việc phục hồi sản xuất kinh doanh như bây giờ.
Những đôi tay "tiếp lửa" nghề gốm Bát Tràng Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô Tai nạn hi hữu trên đê Bát Tràng: Xe máy kẹt giữa hai ô tô đấu đầu

Chợ gốm đìu hiu ngày mở cửa trở lại

Cuối tháng 11/2021, một tháng sau khi Hà Nội dỡ bỏ giãn cách xã hội, những dấu hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh chuẩn bị đón Tết tại chợ gốm Bát Tràng vẫn chưa xuất hiện.

Dù đã 10 giờ sáng một ngày cuối tuần nhưng bãi giữ xe chợ gốm vẫn vắng bóng phương tiện; Không gian trung tâm buôn bán làng nghề vẫn chìm trong yên lặng. Trong các cửa hàng, nhân viên ngồi nép vào một góc bấm điện thoại.

Hậu giãn cách xã hội, các gian hàng vắng khách là hình ảnh quen thuộc tại chợ gốm Bát Tràng
Hậu giãn cách xã hội, các gian hàng vắng khách là hình ảnh quen thuộc tại chợ gốm Bát Tràng

Theo nghề gốm từ nhỏ, là cựu công nhân Xí nghiệp gốm Bát Tràng, ông Nguyễn Văn Đạt (72 tuổi), có kiot bán hàng ở gian số 33, chợ gốm Bát Tràng ngán ngẩm thở dài: "Không biết bao giờ mới có khách đến mua".

Cụ ông 72 tuổi nhớ hồi chưa có COVID-19, khách rất đông, ít có thời gian được ngơi nghỉ. "Sau dịch, xưởng của gia đình tôi từ 10 thợ giờ chỉ còn 2 người. Bây giờ làm được đến đâu hay đến đấy", ông Đạt chia sẻ.

Kiot số 58 là nơi trưng bày của xưởng gốm Cương Thúy. Chị Hoàng Kim Anh, quản lý cửa hàng cho biết, doanh thu từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đã giảm hơn một nửa. "Với danh tiếng của làng nghề, quanh năm nhân viên cửa hàng phải luôn tay đóng gói, tư vấn vì khách đến rất đông. Bây giờ, ai cũng chỉ ngồi bấm điện thoại cho hết giờ", chị Kim Anh nói.

Kiot trưng bày sản phẩm xưởng sản xuất gốm Cương Thúy
Kiot trưng bày sản phẩm xưởng sản xuất gốm Cương Thúy

Khoảng 2 - 3 năm trở về trước, Bát Tràng làm quen với công cuộc số hóa làng nghề. Hàng loạt hộ sản xuất lớn nhỏ đều "lên online" với website, Facebook. Điều đó đã tạo nên sự bùng nổ về công nghệ ở làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, sau 4 đợt dịch, xu thế này dần bộc lộ điểm yếu.

Theo chị Huyền, kiot gốm Thạch Tuấn, một phần khách tham quan chợ gốm là do nội dung quảng cáo, livestream trên mạng xã hội. Chị Huyền cho biết: "Tôi livestream bán hàng từ 6 tháng trước. Trung bình mỗi ngày mình chạy quảng cáo khoảng 200.000 đến 300.000 đồng. Có quảng cáo thu lại được nhiều đơn đặt hàng cũng có nhiều bài thì không. Cách mình làm không có kế hoạch, nghĩ tới đâu làm tới đó. Càng về sau, nội dung mình đưa lên không có gì mới, người xem ít dần".

Nhiều gian hàng ế khách phải để biển thanh lý sản phẩm
Nhiều gian hàng ế khách phải treo biển thanh lý sản phẩm

Doanh nghiệp tìm đường vượt khó

Không riêng các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, những doanh nghiệp sản xuất gốm sứ quy mô lớn cũng gặp khó.

Chị Tạ Ngọc Minh, Phó Giám đốc Công ty gốm sứ Minh Quang thông tin, 97% sản phẩm của doanh nghiệp dành cho xuất khẩu tới thị trường Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc. Vì đặc thù trong công tác chống dịch, một số quốc gia vẫn cho phép hoạt động kinh tế. Do đó, hàng gốm sứ của Công ty gốm sứ Minh Quang vẫn “đi” được; Doanh số bán hàng thậm chí tăng lên.

"Năm nay, doanh thu của công ty tăng thêm nhưng mức lợi nhuận giảm 20 - 40%. Đó là do chi phí vận chuyển quá đắt đỏ. Chi phí vận chuyển một container xuất khẩu của công ty có thể lên đến 40.000 đô la Mỹ", chị Minh giải thích.

Sản phẩm gốm của Minh Quang có phong cách hiện đại, hợp thị hiếu giới trẻ
Sản phẩm gốm của Công ty gốm sứ Minh Quang có phong cách hiện đại, hợp thị hiếu giới trẻ

Đơn hàng gốm sứ đi Châu Âu dịp Noel đã được công ty lên kế hoạch, báo giá kỹ lưỡng với khách hàng từ tháng 4. Đến tháng 11 vừa rồi, kế hoạch tài chính của Công ty gốm sứ Minh Quang gánh thêm khoản lỗ 200 triệu do giá nhiên liệu tăng. Hợp đồng kinh doanh đã ký, không thể đàm phán được, Công ty gốm sứ Minh Quang đành phải "cắn răng bù lỗ".

Bên cạnh chi phí sản xuất, doanh nghiệp còn phải lo cho các khoản chi hỗ trợ chống dịch, tổ chức test nhanh COVID-19 định kỳ cho người lao động. Theo chị Minh, thay vì cắt giảm lao động, các xưởng sản xuất nên chấp nhận giảm lời để duy trì sản xuất, giữ chân người lao động lành nghề về lâu dài.

Bên cạnh những mặt hàng xuất ngoại, Công ty gốm sứ Minh Quang đã có chiến lược quay về thị trường nội địa. Tận dụng hình ảnh Bảo tàng Bát Tràng đang nổi, chị Ngọc Minh tổ chức phòng trưng bày sản phẩm gốm xuất khẩu với giá rẻ để tạo thêm nguồn ra cho sản phẩm.

Một góc không gian trưng bày hơn 1000 mét vuông của công ty gốm sứ Minh Quang
Một góc không gian trưng bày hơn 1000 mét vuông của công ty gốm sứ Minh Quang

Là hậu duệ thứ 16 trong gia đình có truyền thống làm gốm, chị Minh bắt mạch được thời cơ buôn bán ngay trong đại dịch: "Ở nhà càng nhiều, người dân càng có tâm lý muốn thay đổi, muốn trang trí ngôi nhà của mình. Thời điểm dỡ bỏ giãn cách xã hội cũng gần Tết Nguyên đán, và dịp Giáng sinh ở phương Tây do đó doanh nghiệp đặt trọng tâm vào dòng gốm sứ gia dụng để tiếp cận khách hàng".

Tính đến nay, những cách xoay sở trong dịch đã phát huy tác dụng. Gốm sứ Quang Minh là một trong những công ty ở Bát Tràng bắt lại nhịp sản xuất sau giãn cách. Ở thời điểm hiện tại, công ty đang hoàn thiện các công đoạn cuối để xuất khẩu các đơn hàng chuẩn bị cho ngày lễ Valentine ở Hoa Kỳ, Úc.

Nhìn rộng khắp làng nghề, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực như Công ty gốm sứ Minh Quang. Có thể thấy, đại dịch COVID-19 xuất hiện đã tạo ra rất nhiều đổi thay cho làng nghề. Thích ứng trong giai đoạn bình thường mới, Bát Tràng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để lấy lại được nhịp điệu vốn có.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm