Tag

Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô

Nông thôn mới 27/10/2021 15:00
aa
TTTĐ - Hà Nội vốn nổi tiếng là mảnh đất trăm nghề, với rất nhiều làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề có một nét đặc trưng riêng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn giúp ngành Du lịch Thủ đô ngày càng phát triển. Do đó, những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô.
Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố Các làng nghề truyền thống tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động Hà Nội hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu Chương trình OCOP góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề

Những năm gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi, được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, gìn giữ bản sắc, hình ảnh con người, vẻ đẹp văn hóa của mỗi địa phương ở Thủ đô.

Điển hình như làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 14km, nổi tiếng với nghề làm gốm, đã có thương hiệu hơn 500 năm nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ… từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài.

Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô
Đến thăm làng nghề Bát Tràng, du khách có thể chiêm ngưỡng những lò gốm đang hoạt động, thăm những người thợ làm gốm Bát Tràng với đôi bàn tay tài hoa

Đến đây, du khách có thể thả bộ theo những con đường mòn trong làng, tham quan những lò gốm đang hoạt động, thăm những người thợ làm gốm Bát Tràng với đôi bàn tay tài hoa, những con người không chỉ sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời mà trong họ vẫn còn nguyên đó tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền.

Không những vậy, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những con ngõ nhỏ với những bức tường đắp đầy than độc đáo hết sức đẹp mắt, ngắm nhìn những bình gốm sứ được xếp hàng hàng lớp lớp dọc vệ đường, thỏa sức mua sắm trong những gian hàng gốm sứ đẹp mắt tinh xảo… Còn có thể học làm gốm để tự làm cho mình những sản phẩm riêng, một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Hay như làng lụa Hà Đông (làng lụa Vạn Phúc), thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa ở đây từng được chọn may trang phục cho triều đình. Sản phẩm lụa Vạn Phúc đa dạng như: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Điểm đặc biệt ở những tấm lụa truyền thống được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang nét mềm mại, mịn óng và tinh tế mà không nơi nào có được.

Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô
Làng lụa Hà Đông là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước

Những năm qua, xu hướng du lịch làng nghề đang hấp dẫn, bởi thế, du khách tham quan không chỉ đến ngắm nhìn, mua sản phẩm mà muốn được tham gia, học hỏi kỹ năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm. Đến đây, du khách được tham quan xưởng dệt, được tìm hiểu quy trình để tạo ra những tấm lụa mềm mịn, từ công đoạn như khâu tơ, hồ sợi, khâu dệt đến khâu nhuộm… Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt. Ngoài ra, du khách còn được thăm chùa làng và đình làng, nơi thờ phường cửi và thờ Đức Thành Hoàng Làng.

Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội với hàng chục làng nghề truyền thống như: Giày da Phú Yên; may mặc Vân Từ; Khảm trai Chuyên Mỹ; Đồ gỗ Tân Dân, Văn Nhân; Cơ kim khí Đại Thắng; Sản xuất mây giang đan, cỏ tế Phú Túc; Tò he ở Thôn Xuân La, xã Phượng Dực; Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm...

Tính chung trên địa bàn huyện Phú Xuyên hiện có 156/156 làng, cụm dân cư làm nghề (chiếm 100%) với 78 làng nghề được duy trì và phát triển; 39 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp Thành phố. Trong đó, có 9 làng khảm trai, 10 làng đan cỏ tế, 10 làng sản xuất đồ mộc, 12 làng may mặc và làm giày…

Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một trường trung cấp nghề và một trường cao đẳng nghề, hàng năm đào tạo khoảng trên 1.000 học viên với các ngành nghề đa dạng, phong phú.

Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô
Huyện Phú Xuyên được mệnh danh là “đất trăm nghề” trong đó có nghề khảm trai mỹ nghệ

Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, 313 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề những năm qua được Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Theo đó đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ được 56 làng nghề xây dựng thương hiệu. Sản phẩm làng nghề ngày một đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, chế biến nông sản thực phẩm (bánh kẹo, giò chả, chè…).

Các làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất qua các năm. Thống kê cho thấy, toàn thành phố có hơn 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, khoảng 20 làng nghề đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách của các địa phương.

Tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô
Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Có thể thấy, du lịch làng nghề ngày càng hấp dẫn du khách và trở thành một hướng phát triển mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội. Hình thức du lịch này góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương của Thủ đô.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề cần có sự bắt tay của các doanh nghiệp, tại các làng nghề của Thủ đô cần giữ được nghệ nhân, giữ lại những ngôi nhà có kiến trúc cổ, sưu tầm các sản phẩm nổi tiếng, có phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển làng nghề.

Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; Huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch.

Ngoài ra cũng cần có sự liên kết giữa các làng nghề, tạo sự kết nối sâu rộng giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ. Góp phần nhân lên sức mạnh thương hiệu, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các làng nghề của Thủ đô.

Đọc thêm

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm