Tag
Đại biểu Quốc hội

Bệnh viện xin thôi tự chủ là sự thất bại trong cơ chế quản lý

Tin tức 24/10/2022 11:53
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn khi trong thời gian qua có hàng chục nghìn cán bộ y tế nghỉ việc, nhiều bệnh viện lớn xin thôi tự chủ. Đại biểu hy vọng rằng những bất cập về cơ chế quản lý sẽ được giải quyết thấu đáo khi sửa Luật Khám, chữa bệnh lần này.
Bệnh viện công đầu tiên được trang bị máy chụp nhũ ảnh chẩn đoán ung thư Bài 127: Sự khác biệt về y đức giữa bệnh viện công và tư Bệnh viện công đầu tiên Việt Nam đạt chuẩn xét nghiệm quốc tế Bệnh viện công lớn nhất Singapore đề xuất tài trợ 8 tỷ đồng thiết bị y tế tới Đà Nẵng

Cơ chế tốt thì bác sĩ đã không phải "chân trong, chân ngoài"

Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), nhiều cán bộ y tế xin nghỉ việc, việc các bệnh viện lớn có danh tiếng luôn trong tình trạng quá tải vì được đông đảo khách hàng lựa chọn nhưng lại xin thôi tự chủ là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập.

Bệnh viện xin thôi tự chủ là sự thất bại trong cơ chế quản lý
Đại biểu Hoàng Văn Cường

Phần lớn các y bác sĩ đều mong muốn bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, thuốc và vật tư đúng chủng loại để các thầy thuốc được toàn quyền lựa chọn thực hiện các phác đồ điều trị hữu hiệu nhất không bị giới hạn bởi các ràng buộc khống chế về chi phí, danh mục các loại thuốc và thiết bị.

“Trong điều kiện làm việc như vậy, nếu họ được hưởng thù lao thoả đáng, xứng đáng với công sức, đóng góp của mình, họ sẽ toàn tâm toàn ý dành hết năng lực bản thân trong công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện mà không phải "chân trong, chân ngoài" tất bật chạy ra phòng khám tư” - Đại biểu Cường nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Cường, nhiều bệnh nhân mong muốn và sẵn sàng chi trả viện phí cao để được khám, chữa và điều trị trong điều kiện tốt nhất tại các bệnh viện công lập. Nhưng vì không được đáp ứng nên họ phải mang ngoại tệ đi ra nước ngoài hoặc là phải sang khám, điều trị tại bệnh viện tư hoặc các bệnh viện quốc tế, chỉ vì một điều kiện là họ thiết bị hiện đại hơn.

Tất cả những vấn đề nêu trên đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là cơ chế quản lý đang trói buộc, chưa cho phép các bệnh viện khai thác phát huy hết các tiềm năng, lợi thế vốn có của mình.

Đại biểu Cường hy vọng rằng những bất cập về cơ chế quản lý như trên sẽ được giải quyết thấu đáo khi sửa Luật Khám, chữa bệnh lần này. Tuy nhiên những cơ chế để bệnh viện công thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý hoạt động để khai thác hết tiềm năng, lợi thế của đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có danh tiếng và uy tín thành nơi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế vẫn đang là một khoảng trống trong dự thảo luật.

Do vậy, vị đại biểu này đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi một số nội dung:

Thứ nhất, quy định về tự chủ của bệnh viện công, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị y tế công lập nói riêng là một xu thế tất yếu song trong toàn bộ Dự thảo luật chưa có nội dung này.

Do vậy, cần quy định rõ tự chủ là trao quyền cho bệnh viện được quyền quyết định việc khám chữa bệnh, tổ chức bộ máy, các vấn đề về tài chính kể cả nguồn tài chính do ngân sách đầu tư. Đồng thời, quy định rõ những điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ và xác định cấp độ tự chủ khác nhau, quyền năng đi đôi với mức độ tự chủ bệnh viện đã đạt được.

Thứ hai, cần quy định cơ chế xác dịnh giá dịch vụ y tế giữa cơ sở khám chữa bệnh tự chủ với cơ sở chưa tự chủ trên nguyên tắc khám chữa bệnh phải tính đúng tính đủ chi phí trên cơ sở định mức y tế kỹ thuật. Mức giá dịch vụ khám chữa bệnh chỉ khác nhau chỉ dành cho đối tượng có sự lựa chọn khác nhau về điều kiện phục vụ đi kèm, việc lựa chọn thuốc, thiết bị y tế nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Thứ ba, cần xác định rõ cơ chế quản lý tài chính đối với bệnh viện tự chủ, để đơn vị này tự quyết định nguồn thu, mức chi, đầu tư mua sắm, trích lập quỹ đầu tư phát triển… Cần tránh quan niệm không đúng về tự chủ là khoán trắng cho bệnh viện tự lo. Bên cạnh đó cần nêu rõ trong luật về việc ngân sách Nhà nước không cấp chi thường xuyên cho bệnh viện tự chủ, dành chi trả cho việc khám chữa bệnh cho đối tượng cần phải chi trả.

Thứ tư, nên quy định rõ cơ chế quản lý tài sản để các bệnh viện chủ động lựa chọn phương thức đầu tư, mưa sắm, liên doanh liên kết; Quy định cơ chế trong quản lý, giám sát hoạt động cho bệnh viện tự chủ như cơ cẩu tổ chức, cơ chế bổ nhiệm, đánh giá người lao động, cơ chế giám sát…

Bệnh viện xin thôi tự chủ là sự thất bại trong cơ chế quản lý

Nhiều vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện

Cũng quan tâm tới cơ chế tự chủ trong các bệnh viện, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) nêu quan điểm, dù cơ chế tài chính là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh song đây là vấn đề còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Hiện nay các cơ sở y tế công lập đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ. Dự thảo Luật lại chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập.

Do đó, đại biểu Thu đề nghị bổ sung thêm điều khoản quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị y tế công lập. Trong đó, cần quy định xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, phân tiêu chí, phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Cùng cho ý kiến về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định), việc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đề nghị thôi thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện thể hiện có nhiều vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các bệnh viện Nhà nước.

Đó là những vấn đề thực tiễn đang đặt ra khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập cần thiết phải được luật hóa một cách minh bạch, vừa để Nhân dân người bệnh rõ về cách thức vận hành của cơ sở khám, chữa bệnh, vừa để vừa để cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề yên tâm điều hành hoạt động cơ sở yên tâm và dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội nội dung quy định về vấn đề tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh trong Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi lần này để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà thực tiễn đặt ra.

Đọc thêm

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ Tin tức

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ

TTTĐ - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND TP Hà Nội sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp cán bộ vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần, thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm