Tag

Bí mật đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh: Hành trình tìm công lý (Kỳ 2)

Phóng sự 18/12/2016 09:58
aa
(TTTĐ) - Từ năm 2013, ông Đỗ Duy Hoàn đã làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Trong danh sách tố cáo ông Hoàn chỉ ra 13 trường hợp trong xã giả mạo hồ sơ, giấy tờ người có hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học để chiếm đoạt tiền của nhà nước.

Bí mật đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh: Hành trình tìm công lý (Kỳ 2)

>>Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh (Kỳ 1)


Ông Đỗ Duy Hoàn một cựu chiến binh xã Hoàng Nam

Ông Đỗ Duy Hoàn một cựu chiến binh xã Hoàng Nam.

Ngay sau đó, thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nam Định đã tiến hành xác minh, kết luận. Đồng thời ra quyết định đình chỉ và truy thu số tiền của 8 (trong tổng số 13) đối tượng đã hưởng sai quy định là 583.833.200 đồng để hoàn nộp ngân sách Nhà nước.

Cũng theo bản kết luận thì 8 đối tượng đã viết bản khai cá nhân sai thời gian nhập ngũ, thời gian ở chiến trường, xuất ngũ nhưng vẫn được UBND xã Hoàng Nam xác nhận về tình trạng bệnh tật, khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến.

Giấy tờ này do Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoàng Nam tự xác nhận con đẻ của 8 đối tượng này bị dị dạng, dị tật nhưng thực tế không bị dị dạng, dị tật. Chứng lý vùng miền như: Giấy XYZ, quyết định phục viên, huân chương, huy chương chiến sỹ giải phóng đều là giấy tờ không đúng với quy định của nhà nước.

Như trong trường hợp của ông Hoàng Tuấn Hải (SN 1948), trong bản khai cá nhân nhập ngũ tháng 4/1967 ở chiến trường đến tháng 7/1974. Tuy nhiên, trên thực tế ông Hải nhập ngũ tháng 4/1967 và ở chiến trường từ tháng 6/1967 rồi xuất ngũ tháng 4.1971.

Quyết định phục viên số 34 ngày 04/2/1985 do ông nhặt được trên đường đã đóng dấu của Bộ tư lệnh không quân – Sư đoàn 372 Trung đoàn 933 chưa ghi nội dung ông Hải tự điền tên, tuổi địa chỉ vào. Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng nhì do ông Nguyễn Thiện Nghị là xã đội trưởng đưa năm 2006. Tuy nhiên ông Nghị không công nhận là đưa huân chương cho ông Hải. Con đẻ ông Hải không dị dạng, dị tật.

Bí mật đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh: Hành trình tìm công lý (Kỳ 2)

Các cựu chiến binh huyện Nghĩa Hưng vạch mặt các đối tượng gian dối.

Theo kết luận số 184 ngày 1/11/2013 của thanh tra sở LĐ-TB-XH tỉnh Nam Định xác minh lại: Ban chỉ huy quân sự huyện Nghĩa Hưng khẳng định ông Hải không có tên trong sổ đăng ký quân nhân phục viên nhưng lại có tên trong danh sách cấp Huân chương CSGP hạng nhì tháng 11/2006.

Tại Bộ tư lệnh phòng không, không quân xác nhận ông Hải không có tên trong hồ sơ lưu trữ tại Sư đoàn 372, mẫu quyết định không đúng quy định, ký không đúng thẩm quyền. Ngày 05/2/2013, Phòng chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định xác nhận ông Hải không có tên trong danh sách quản lý cấp tặng Huân chương CSGP lưu trữ tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Như vậy trong thời gian từ 6/2009 đến tháng 5/2013, ông Hải đã hưởng sai chế độ với số tiền 64.555.000 đồng.

Cũng với cách thức tương tự như vậy ông Nguyễn Văn Chu (SN 1948), ông Trần Ngọc Cơ (SN 1942), ông Trần Văn Mậu (SN 1935), ông Trần Văn Thạo (SN 1945), ông Dương Công Ngọc (SN 1955), ông Dương Công Thoả (SN 1949), ông Lê Minh Tuấn (SN 1949) cũng đã hưởng sai chế độ với số từ 60- 80 triệu đồng.

Tuy nhiên, đại điện cho những người cựu chiến binh huyện Nghĩa Hưng, ông Đỗ Duy Hoàn không đồng ý với kết luận của thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nam Định về 5 trường hợp được tiếp tục hưởng chế độ người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học, ông cho rằng ở đây có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm!?

Trong bản xác nhận của các cựu chiến binh Nghĩa Hưng nêu rõ từng người trong 5 trường hợp này như ông Trần Văn Tuyền (SN 1955), đi bộ đội năm 1974, sau giải phóng mới vào Huế, Quảng Trị rà phá bom mìn. Ông Trần Văn Quýnh (SN 1947), bộ đội đảo ngũ, về làm thuỷ nông mua chế độ thương binh. Ngô Ngọc Lĩnh (SN 1940), đi bộ đội ở đơn vị Phòng không đóng quân ở nước bạn Lào.

Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh

Bản “đe doạ” của đối tượng

Ông Trần Ngọc Lưỡng (SN 1947), đi bộ đội từ tháng 12/1972 đến tháng 3/1973 thì đảo ngũ. Đối với trường hợp ông Ngô Quang Tơn (SN 1937), đi bộ đội ngày 25/8/1967 cùng với 40 anh em địa phương. Sau được biên chế về đơn vị 135 là đơn vị an dưỡng ở Thái Bình làm anh nuôi.

Năm 1969 đơn vị cho ra quân về làm đội trưởng sản xuất HTX Tâm Nghĩa. Năm 1978, lên huyện làm bệnh binh mất sức. Sau đó còn lấy giấy vô sinh để đưa vào hồ sơ cho dù ông có 2 người con 1 trai, 1 gái và là mắt xích trong đường dây làm hồ sơ giả.

Đề nghị truy tố 7 đối tượng

Việc làm hồ sơ giả có sự tiếp tay của hàng loạt cán bộ từ cấp xã lên tỉnh, gây thất thoát tiền nhà nước có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đó là ông Nguyễn Công Hoan – nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàng Nam là chủ tịch hội đồng xét duyệt người hoạt động kháng chiến.

Ông Trần Văn Thuỳ - nguyên Phó chủ tịch UBND xã phụ trách công tác LĐ-TB-XH. Ông Đinh Công Chiến – Cán bộ LĐ-TB-XH là người tiếp nhận kiểm tra, thẩm định hồ sơ cùng các cán bộ đại diện ban ngành ở địa phương…trong hội đồng xét duyệt các hồ sơ giả mạo này.

Hai cán bộ Phòng LĐ-TB-XH huyện Nghĩa Hưng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, danh sách đề nghị do cấp xã chuyển đến, giúp UBND huyện kiểm tra, xem xét lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện trình Chủ tịch UBND huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Ông Phạm Văn Quyên – nguyên Phó phòng phụ trách công tác TBXH trong quá trình kiểm tra, thẩm định 8 hồ sơ do tin tưởng vào cán bộ chuyên môn không kiểm tra lại sổ sách, thực tế đã hoàn thiện hồ sơ gửi lên các cấp có thẩm quyền.

Ông Trần Văn Bình – nguyên cán bộ chuyên môn được lãnh đạo phòng giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét thủ tục do cấp xã chuyển đến. Do tin tưởng cấp xã đã không kiểm tra lại sổ sách và thực tế. Gây thất thoát tiền nhà nước là 583.833.200đ.

Còn đối với ông Trần Xuân Quyết – nguyên Phó trưởng phòng chính sách Thương binh liệt sĩ và người có công phụ trách diện đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, khi nhận hồ sơ từ cán bộ chuyên môn nhưng chỉ kiểm tra trên thủ tục hồ sơ, không kiểm tra thực tế đối tượng tại gia đình.

Hoàn thiện hồ sơ trình Phó giám đốc sở LĐ-TB-XH Hoàng Đức Trọng ký giấy giới thiệu đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh Nam Định để giám định bệnh tật theo quy định và ký quyết định trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được hưởng chế độ. Trong quá trình kiểm tra đã không phát hiện ra các loại giấy tờ có dấu hiệu tẩy xoá.


Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh

Công văn Tổng cục cảnh sát bộ công an trả lời đơn thư tố cáo của ông

Ông Trần Văn Huynh – cán bộ chuyên môn được phòng giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đã kiểm tra, thẩm định trên thủ tục hồ sơ vì tin tưởng vào cấp xã, cấp huyện đã ký xác nhận và không phát hiện dấu hiệu tẩy xoá gây thất thoát cho nhà nước số tiền là 583.833.200 đồng.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thanh – Đội trưởng (PC46) Công an tỉnh Nam Định cho biết: “Sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân ở xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ hành vi của nhóm đối tượng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và làm giả con dấu nhà nước.

Sau khi hoàn tất điều tra Công an tỉnh Nam Định đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố các đối tượng theo quy định của pháp luật vào ngày 13/5/2016.


Truy tố 4 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Nguyễn Văn Chu (SN 1948), Dương Công Ngọc (SN 1955), Dương Minh Thoả (SN 1949), Lê Minh Tuấn (SN 1949); Hai cán bộ địa phương là Nguyễn Công Hoan – nguyên chủ tịch UBND xã, Đinh Công Chiến – nguyên cán bộ LĐ-TB-XH bị đề nghị truy tố với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyễn Vinh Quy dấu hiệu làm giả con dấu.

Khi các đối tượng đều là người có tuổi, lại thành khẩn khai báo nên sau thời gian tạm giam. Qua trao đổi với Viện kiểm sát, cơ quan CSĐT đã cho các đối tượng tại ngoại chứ không phải cho về và không xử lý. Bên cạnh đó vụ việc vẫn đang được tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ đối với các đối tượng, trường hợp khác.

Do phải đối chiếu nhiều tài liệu ở nhiều đơn vị khác nhau nên mất nhiều thời gian và khá phức tạp. Đó cũng là việc làm cần thiết nhằm tránh oan sai cho nhân dân nhưng cũng cương quyết không bỏ lọt tội phạm”.


Tin liên quan

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm