Tag

Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh (Kỳ 1)

Phóng sự 14/12/2016 22:42
aa
(TTTĐ) - Lợi dụng chính sách đối với người có công của nhà nước, những đối tượng đã làm giả hàng loạt hồ sơ thương, bệnh binh để hưởng lợi bất chính, gây thất thoát số tiền hơn 500 triệu đồng. Đáng nói, đường dây này có đủ thành phần ban bệ từ cấp trung ương tới địa phương.

Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh (Kỳ 1)

(TTTĐ) - Lợi dụng chính sách đối với người có công của nhà nước, những đối tượng đã làm giả hàng loạt hồ sơ thương, bệnh binh để hưởng lợi bất chính, gây thất thoát số tiền hơn 500 triệu đồng. Đáng nói, đường dây này có đủ thành phần ban bệ từ cấp trung ương tới địa phương.

Cựu chiến binh Nghĩa Hưng vạch mặt các đối tượng gian dối

Cựu chiến binh Nghĩa Hưng vạch mặt các đối tượng gian dối.

Những câu chuyện nực cười

Ông Đỗ Khắc Thuận (SN 1939) là cựu chiến binh xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng chia sẻ với chúng tôi:“Khi Tổ quốc lâm nguy, theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ lớp người chúng tôi lúc ấy tuổi mới 18-20 sẵng sàng lên đường tòng quân giết giặc.

Thế hệ chúng tôi ngày đó không màng sống chết, miễn sao đánh thắng giặc, bảo vệ được đất nước, quê hương. Đã từng chứng kiến hàng chục, hàng trăm đồng đội vĩnh viễn gửi thân lại chiến trường, bỏ lại vợ con, cha mẹ nơi hậu phương và cho tới hôm nay vẫn chưa tìm lại được nắm xương mỏng.

Ngay cả những người được trở về, cầm trong tay quyết định phục viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao phó, hành trang chỉ có chiếc ba lô cùng với những vết thương chẳng bao giờ lành. Cuộc sống đối với người lính trong và sau chiến tranh chưa bao giờ thôi gian khó”.

Người lính trở về sau chiến tranh, nhiều người có hoàn cảnh rất éo le: cha mẹ đã qua đời, bản thân bị bệnh tật, thương tích hành hạ, nghề nghiệp không có, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng với bàn tay và nghị lực vươn lên họ bắt tay vào xây dựng cuộc sống, vun vén xây dựng gia đình, kiến thiết quê hương.

“Khi nhà nước có chủ trương, chính sách đối với người có công trong hoạt động kháng chiến với hi vọng anh em cựu chiến binh chúng tôi phần nào vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, những trường hợp thực sự thì bị gây khó dễ, đòi hỏi này nọ còn không hồ sơ cứ bị “ngâm” để đấy.

Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh:
Ông Đỗ Duy Hoàn, một cựu chiến binh gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an

Cuộc sống khó khăn như chúng tôi thì lấy đâu ra tiền mà lo lót. Thậm chí, ở Nghĩa Hưng đã hình thành cả một đường dây làm giả hồ sơ đối tượng chính sách và từ đó phát sinh những câu chuyện nực cười”, ông Trần Xuân Việt (SN 1948), một cựu chiến binh khác chua xót kể.

Khi nhà nước ban hành chủ trương, chính sách cho những người vào Nam chiến đấu tại những nơi địch rải chất độc hoá học, những cựu binh này được làm hồ sơ khai báo để giám định sức khoẻ, xếp hạng bệnh tật để được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt, khi làm hồ sơ phải chứng minh có vào Nam chiến đấu và phải có huân huy chương giải phóng mới đủ điều kiện.

Từ đó, những người làm chính sách ở huyện Nghĩa Hưng là Đỗ Văn T. – Trưởng ban chính sách và Tạ Đức Kh. là trợ lý chính sách, tung huân huy chương giải phóng ra bán để làm hồ sơ giả khắp các xã trong huyện, trong đó có xã Nghĩa Đồng. Lúc này ai có tiền cũng mua được, giá huân huy chương là 2,5 triệu đồng/chiếc. Khi có huân huy chương rồi bước tiếp theo là ra xã mua hồ sơ khai báo.

Cán bộ chính sách phổ biến phải khai có con dị dạng, dị tật bẩm sinh mới làm được. Vậy là con cái đang lành lặn, khôi ngô, tuấn tú, có người đang học đại học, làm y bác sỹ, làm cán bộ kéo nhau ra hiệu ảnh để chụp ảnh đủ kiểu quái dị: nhe răng, trợn mắt, thè lưỡi, khoèo tay... để kèm theo hồ sơ là dị dạng, dị tật bẩm sinh đánh lừa nhà nước.

Sau khi Ban chính sách TBXH xã làm xong hồ sơ, thủ tục, xã thành lập ban thi đua xét duyệt, cứ thấy hồ sơ thì ký, không cần kiểm tra đúng sai. Có vị cán bộ hàng ngày nhìn thấy con cháu mình khoẻ mạnh, bình thường nhưng trong ảnh thì quái đản, điên rồ vẫn cứ làm ngơ ký xác nhận.

“Sau khi hoàn thành thủ tục cấp xã, hồ sơ được mang nộp lên Phòng LĐ-TB-XH. Kèm theo mỗi bộ hồ sơ là 20 triệu đồng là xong xuôi, chỉ chờ ngày lấy sổ lĩnh tiền. Người vào Nam chiến đấu thực sự lẫn người không đi bộ đội, đảo ngũ đều một mức giá giống nhau”, ông Đỗ Duy Hoàn (SN 1938, trú tại xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) bức xúc.

Đe doạ gửi “thông điệp”: cùng chết

Chỉ trong một thời gian ngắn các hồ sơ được hợp thức hoá mức độ từ 41-61% chất độc da cam trong người, muốn mức cao hơn thì bỏ thêm tiền và nghiễm nhiên trở thành người có công với đất nước, được hưởng trợ cấp cả đời.

Thậm chí, có đối tượng bỏ tiền mua một lúc 2-3 chế độ thương binh, bệnh binh, chất độc hoá học. Trong đó, có những trường hợp mà các cựu chiến binh chỉ mặt, gọi tên vì trước đó là thành phần đảo ngũ bị cưỡng chế lao động, bị dân làng cười chê, giễu nhại.

Ngay cả khi nhà nước ban hành chính sách đối với những người tham gia lực lượng thanh niên xung phong chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường được làm hồ sơ khai báo, giám định sức khoẻ, xếp hạng thương tật, được hưởng trợ cấp hàng tháng và những ưu đãi theo quy định nhà nước thì ngay lập tức, Chủ tịch Cựu thanh niên xung phong đã mang huy hiệu Trường Sơn, kỷ niệm chương vào từng nhà giao bán. Và cũng với giá 20 triệu đồng là được hưởng chế độ như thương binh.

Và từ đó xuất hiện nhiều câu chuyện nực cười: bố không được hưởng chế độ chất độc hoá học nhưng con được hưởng như trường hợp của Đỗ Thị H. con ông Đỗ Văn U.; hay như trường hợp bố là Trần Bình M. có con là Trần Đắc U.; ông Đỗ Văn T. không có bệnh, không thương tật nhưng lại là thương binh nặng, da cam nặng… Chỉ tính riêng xã Nghĩa Đồng có tới 25 trường hợp có dấu hiệu làm giả hồ sơ hưởng chính sách.

Các trường hợp nhập ngũ sau năm 1971 mà được xét da cam là không đúng, vì Mỹ bỏ chất độc trong thời gian 10 năm từ đầu năm 1961 – 1971. Có trường hợp đẻ con năm 1971, đến năm 1972 mới đi bộ đội bỏ tiền mua cho cả hai bố con được hưởng chế độ hoá học.

Có trường hợp đi bộ đội 2 tháng rồi đảo ngũ, sau 10 năm mua được “suất” hỗ trợ thương binh 47% thương tật. Đi bộ đội ở Thái Bình sau 10 năm mua được “suất” bệnh binh và chất độc hoá học. Có trường hợp đóng quân ở Hà Nội, Thái Nguyên cũng bỏ tiền mua “suất” chất độc hoá học. Trong đó có cả những cán bộ là chủ tịch, bí thư xã cũng bỏ tiền mua thương binh, chất độc hoá học.

Bí mật động trời đằng sau đường dây làm giả hàng loạt hồ sơ thương binh
Công văn cục cảnh sát gửi ông Hoàn

Theo nhẩm tính của ông Đỗ Duy Hoàn:“Huyện Nghĩa Hưng có 25 đơn vị hành chính (trong đó có 23 xã) thì xã nhiều tới vài trăm trường hợp, xã ít cũng phải 30-40 trường hợp làm giả hồ sơ thương, bệnh binh. Nếu kiểm tra nghiêm túc thì có thể lên đến trên 80% là giả. Cụ thể như thôn Xa Hạ, xã Hoàng Nam có 9 người hưởng chế độ chất độc hoá học thỉ chỉ có 1 người vào Nam chiến đấu, còn 8 đối tượng là giả”.

Sau khi bị các cựu chiến binh phát giác, tố cáo với các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương thì họ đã bị các đối tượng đến tận nhà đe doạ, hành hung. Và mới đây đối tượng Đỗ Xuân T. đã viết “thông điệp” gửi tới hai ông Đỗ Khắc Thuận và ông Trần Xuân Việt với lời lẽ:

“Nếu em lên sở và dừng cấp tiền như đợt 1 thì em sẽ chết trước nhà của 2 anh với một lưỡi dao lá lúa… Nếu Sở gọi em lên em sẽ rơi vào trường hợp như anh C. Em không sợ mất nếu em lên Bộ. Bộ tối cao không giải quyết và ngâm để đấy về em sẽ chết cùng với 2 anh. Không biết là ở nhà chôn 2 người 1 lỗ để chứng minh …”.

Ông Đỗ Duy Hoàn cho biết:“Là người lính trong chiến tranh chúng tôi không sợ hi sinh, gian khổ. Được trở về dù mang thương tật trên mình nhưng vẫn hạnh phúc hơn các đồng đội của chúng tôi đã nằm lại ở chiến trường. Đến bây giờ chứng kiến cảnh vàng thau lẫn lộn, lợi dụng chế độ chính sách để trục lợi.

Nhiều người không dám nói vì nghĩ đó là tiền nhà nước nhưng suy cho cùng đó cũng là từ thuế của nhân dân mà ra cả. Nếu không làm rõ, xử lý nghiêm thì mỗi năm chỉ tính riêng Nghĩa Hưng nhà nước cũng phải thất thoát số tiền lên tới hàng tỷ đồng”.

(Còn nữa)


Trọng Ngân

Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm