Tag

Bình Dương: Kinh tế 7 tháng đầu năm tăng 6,19%

Thị trường - Tài chính 03/08/2024 10:55
aa
TTTĐ - Tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Bình Dương đạt được một số kết quả tích cực, đến nay phần lớn các chỉ tiêu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, GRDP tăng 3,76% so với cùng kỳ.
Kinh tế Bình Dương lấy lại đà tăng trưởng Bức tranh kinh tế Bình Dương khởi sắc

Ngày 2/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị giao ban báo chí và thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 7 tháng đầu năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Võ Anh Tuấn, đầu năm 2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực chính, đồng thời tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và dự án bất động sản.

Những nỗ lực này đã góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại và xúc tiến đầu tư. Việc giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt cho các dự án quan trọng và công trình giao thông trọng điểm quốc gia, cũng được thực hiện khẩn trương.

Các hoạt động phục vụ Nhân dân đón Tết và chăm lo các đối tượng chính sách được tổ chức chu đáo, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bình Dương: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 6,19%
Toàn cảnh hội nghị

Kinh tế - xã hội đã đạt được một số kết quả tích cực trong thời gian qua. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 3,55%), trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 5,81%; dịch vụ tăng 7,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,29%.

Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, với các chỉ tiêu còn lại có thể đạt thấp hơn hoặc sẽ được thống kê vào cuối năm 2024.

UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo và triển khai các giải pháp cụ thể theo từng tháng và quý trong 6 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đề ra.

Về mặt hàng hóa, cung ứng đã đảm bảo nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Khu vực dịch vụ có nhiều khởi sắc với các hoạt động vui chơi giải trí sôi động và đa dạng.

Sản xuất nông nghiệp ổn định, giá cả hợp lý, và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã hồi phục, với nhu cầu tuyển dụng lao động gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc và giày da.

Tiến độ thi công các dự án hạ tầng như đường Vành đai 3, thủ tục đầu tư Vành đai 4 và cao tốc TP Hồ Chí Minh -Thủ Dầu Một - Chơn Thành được khẩn trương thực hiện. Thu ngân sách đạt kết quả tốt, chi ngân sách được thực hiện tiết kiệm và hiệu quả, trong khi thu hút đầu tư trong nước tăng lên.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội được quan tâm, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa và nâng cao chất lượng giáo dục. Các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân và đạt kết quả tốt tại các kỳ đại hội quốc gia, khu vực.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương tiếp tục có những chuyển biến tích cực
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương tiếp tục có những chuyển biến tích cực

Để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các cấp, ngành thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Các cơ quan cần theo dõi và dự báo tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu; đồng thời, tăng cường tiếp xúc với doanh nghiệp để hỗ trợ mở rộng các khu công nghiệp, bảo đảm nguồn điện và chủ động phòng chống thiên tai.

UBND tỉnh cũng yêu cầu công bố quy hoạch mới và hoàn thiện các quy hoạch liên quan; giải quyết các vướng mắc trong việc giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào các dự án hạ tầng, giáo dục và y tế; đảm bảo nguồn thu và cân đối ngân sách, chi tiêu tiết kiệm, và nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và người dân; cải thiện an sinh xã hội, phát triển thị trường lao động, đào tạo nghề và chuẩn bị cho năm học mới.

Ngoài ra, các đơn vị tăng cường phòng chống dịch bệnh và di dời cơ sở y tế khi cần thiết; các cơ quan cần tổ chức các hoạt động chào mừng ngày lễ, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và thu hút doanh nghiệp công nghệ thông tin; cần cải thiện kỷ luật hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức và đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông.

Đọc thêm

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Xem thêm