Tag

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới

Nông thôn mới 16/11/2022 15:00
aa
TTTĐ - Thực hiện xây dựng Nông thôn mới, con đường số 44 ở thôn 10, xã Nam Chính (huyện Đức Linh, Bình Thuận) dài 157m vừa được hoàn thành. Người dân rất phấn khởi bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn hẳn quy định đề ra, mở tương lai phát triển lâu dài cho vùng thôn quê nơi đây.
Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn Hà Nội xây dựng Nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển huyện thành quận Động lực quan trọng giúp huyện Lâm Hà xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên Ghi dấu ấn đậm nét trên những công trình Nông thôn mới

Chuẩn bị làm đường, theo đề nghị của Ban Nhân dân thôn 10 và công chức Địa chính - Xây dựng xã Nam Chính, ban giám sát công trình làm đường được thành lập. Tổ trưởng là ông Trần Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã; Tổ phó là ông Nguyễn Minh Tân, Phó Chủ tịch HĐND xã và 3 vị thành viên gồm các ông: Đỗ Văn Hà, Lưu Trọng Kim và Lương Trọng Hiền. Ban giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực hiện thi công và nghiệm thu công trình đường số 44.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Thi công nền đường đảm bảo kỹ thuật, có cống thoát nước đầy đủ

Nay đứng trước con đường rộng rãi, khang trang, đại diện thành viên ban giám sát phấn khởi kể: Quy định chung cho đường giao thông Nông thôn mới có chiều rộng 3m, kết cấu bê tông xi măng dày 18cm, đảm bảo cho xe trọng tải 10-15 tấn đi qua. Tuy nhiên, con đường này được xây dựng rộng tới 4m, bê tông dày hơn 20cm đảm bảo xe trọng tải 30 tấn đi qua thuận lợi.

Theo Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình được Chủ tịch UBND huyện Đức Linh Huỳnh Văn Tính ký ngày 12/10/2022, con đường số 44 dài 157m, chiều rộng mặt đường 3m; Kết cấu bê tông xi măng dày 18cm; Tổng diện tích mặt đường 489m2. Về kinh phí, tổng dự toán 161.946.790 đồng; Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 80.973.395 đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 24.292.018 đồng, Nhân dân huy động và đóng góp 56.681.377 đồng.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Công nhân trải vải địa kỹ thuật đúng quy định

Con đường được xây dựng theo phương “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; Trong đó, Nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, thi công hoàn chỉnh phần nền đường đất, đắp lề đất và đào rãnh dọc, tổ chức quản lý, bảo trì công trình sau khi xây dựng xong.

Ngày 14/10/2022, Chủ tịch UBND xã Nam Chính Châu Hiền Hòa ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu thi công công trình cho Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công. Giá trị trúng thầu là 161.946.790 đồng, hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 30 ngày.

Tuy nhiên, các thành viên ban giám sát công trình làm đường cho hay, khi bắt tay vào xây dựng, người dân thôn 10 nhận thấy đã có nền đất rộng 6m nên cần làm đường rộng hơn với bê tông dày hơn để xe trọng tải lớn qua lại dễ dàng, phục vụ sự phát triển lâu dài. Người dân đã đồng lòng đóng góp thêm và Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công cũng hưởng ứng, không những phải tăng khối lượng thi công mà còn đóng góp thêm tiền. Tổng số tiền tăng thêm hơn 30 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 20 triệu, Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công ủng hộ 10 triệu đồng.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Đường mới rộng rãi làm thay đổi bộ mặt thôn 10

Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công tươi cười, cho biết: “Thi công xong con đường, không những công ty không có lời mà còn âm vào vốn nhưng chúng tôi vẫn rất vui. Bởi làm được con đường phục vụ người dân có hiệu quả lâu dài là thêm một kỷ niệm đẹp khó quên trong cuộc đời làm nghề xây dựng cán bộ nhân viên công ty. Thời gian qua, chúng tôi đã thi công nhiều con đường Nông thôn mới ở huyện Đức Linh với tổng cộng hơn 20km. Tất cả đều đảm bảo xe trọng tải 30 tấn qua lại được”.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm