Tag

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên

Nông thôn mới 12/11/2022 21:19
aa
TTTĐ - Tối 12/11, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên. Sự kiện diễn ra trong 5 ngày từ 11 - 15/11.

Khai mạc “Tuần hàng OCOP - Sản vật Việt Nam phát triển và hội nhập” Đà Nẵng: Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Đặc sắc Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 Hà Nội: "Sân chơi" giúp nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương. Đồng thời, thông qua sự kiện sẽ góp phần quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP.

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên

Sự kiện được tổ chức với hơn 100 gian hàng và hơn 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cùng 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt trong sự kiện này Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cũng đồng tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai tạo điều kiện cho các đơn vị phân phối tiêu thu kết nối và thỏa mãn nhu cầu mua sắm đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP của người tiêu dùng Thủ đô.

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Lê Tân Phong, trong sự kiện lần này, tỉnh Lào Cai mang những sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn, đặc hữu của Lào Cai đến với đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

Bên cạnh đó tạo cơ hội để các đơn vị sản xuất, kinh doanh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Lào Cai nhằm mở rộng thị trường trong nước. Tỉnh Lào Cai hiện có 142 sản phẩm nông sản đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 29 sản phẩm đạt 4 sao và 113 sản phẩm đạt 3 sao. Đồng thời, tỉnh duy trì và phát triển 125 chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận, trong đó có hơn 60 chuỗi nông sản hiện đang cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận; Hơn 300 dòng sản phẩm an toàn thuộc 95 doanh nghiệp/Hợp tác xã được gắn tem truy xuất nguồn gốc điện tử.

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Các đại biểu tham quan triển lãm tại sự kiện

Đây là những sản phẩm, nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt nhờ minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, gắn trách nhiệm của người sản xuất với thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp an toàn mang thương hiệu của tỉnh Lào Cai.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thông được UBND thành phố Hà Nội công nhận; Có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gần mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Sự kiện được tổ chức với hơn 100 gian hàng và hơn 2.000 sản phẩm OCOP

Đến nay, Hà Nội đã có 1619 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 Sản phẩm), trong đó có 4 sản phẩm 5 sao, là sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng. Năm 2022 Hà Nội phấn đấu đánh giả phân hạng trên 400 sản phẩm OCOP.

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của thành phố đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm. Từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đó là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; Thể hiện sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Người dân tham quan, mua sắm tại sự kiện

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung còn lệ thuộc nhiều vào liên kết vùng nguyên liệu đầu vào của các vùng miền trong cả nước.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các tiêu chuẩn quốc tế ngày một khắt khe...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Sự kiện được tổ chức với hơn 100 gian hàng và hơn 2.000 sản phẩm OCOP

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới Hà Nội cần tập trung vào đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu. Xây dựng quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bề vững; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Sự kiện được tổ chức trong từ ngày 11 - 15/11/2022, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm