Tag

Bộ Chính trị ban hành Quy định mới về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Tin tức 21/07/2023 19:17
aa
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 114-QĐ/TW (Quy định 114) về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Kiểm soát quyền lực là việc căn cơ trong phòng, chống tham nhũng Hà Nội là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu yếu, việc khó trong phòng, chống tham nhũng
Quang cảnh Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 15-5-2023. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Quang cảnh Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 15-5-2023. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký (11/7/2023), thay thế Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Quy định gồm 5 Chương, 16 điều; Trong đó quy định những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý vi phạm…

Về phạm vi điều chỉnh, Quy định 114-QĐ/TW quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm.

Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ.

Quy định 114-QĐ/TW nêu rõ các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn, gồm: Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình;

Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ;

Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ;

Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; Không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định;

Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ…

Quy định 114-QĐ/TW nêu rõ hành vi chạy chức, chạy quyền như: Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi; Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác…

Quy định nêu rõ trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo; Trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo; Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, cán bộ tham mưu, nhân sự…

Quy định 114-QĐ/TW nêu rõ các biện pháp xử lý của cấp có thẩm quyền khi có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm sẽ chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Đọc thêm

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Xem thêm