Tag

Bộ Tài chính “chốt” đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Doanh nghiệp 01/08/2024 09:01
aa
Trong hồ sơ thẩm định dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính vẫn đưa ra 2 phương án tăng thuế với rượu, bia.
Ngành bia lo chịu tác động tiêu cực nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Giữ đề xuất đánh thuế với rượu, bia tới 100%

Bộ Tài chính vừa gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn đưa ra hai phương án tăng thuế với rượu, bia. Cụ thể, rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng theo lộ trình từ mức 65% hiện nay lên 90% hoặc 100% vào 2030. Mức thuế tối đa với rượu dưới 20 độ là 60% hoặc 70% trong giai đoạn 2026-2030.

Tương tự, đối với mặt hàng bia, quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Cụ thể, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Việc đánh thuế cần tuân thủ nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu để doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất thì mới có cơ sở để nộp thuế
Việc đánh thuế cần tuân thủ nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu để doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất thì mới có cơ sở để nộp thuế

Còn phương án 2 là tăng từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030. Bộ Tài chính nghiêng về phương án này.

Theo Bộ Tài chính, các Bộ: Y tế, Nội vụ, Công an và nhiều địa phương (Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Long, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Phú Yên...), WHO và các tổ chức bảo vệ sức khỏe nhất trí theo phương án 2.

Trong khi đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và các doanh nghiệp bia, rượu đề nghị xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng. Đặc biệt, riêng Công ty bia Heineken Việt Nam, Liên minh Các doanh nghiệp rượu quốc tế tại Châu Á đề nghị cân nhắc áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối theo nồng độ cồn đối với sản phẩm bia.

Còn Bộ Tài chính cũng nghiêng theo phương án 2 bởi nhiều ưu điểm. Theo phương án 2, giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Cần lộ trình tăng thuế phù hợp

Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các doanh nghiệp đồng tình với quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ sức khoẻ người dân, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng có hại cho sức khoẻ như rượu bia.

Hàng năm, ngành đồ uống đóng góp cho ngân sách tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Hàng năm, ngành đồ uống đóng góp cho ngân sách tới hàng chục nghìn tỷ đồng

Tuy nhiên, dự thảo hiện đề xuất mức tăng thuế rất mạnh và tốc độ tăng thuế rất nhanh đối với các mặt hàng này. Việc tăng thuế quá nhanh và mạnh này sẽ khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp với sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ do chính sách thuế. Điều này sẽ dẫn đến nhiều dự án đầu tư gặp thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.

Thêm vào đó, sự sụt giảm sản lượng quá nhanh sẽ tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, rất khó để chuyển đổi nghề nghiệp cho số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu bia.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu đưa ra lộ trình tăng thuế đối với rượu bia phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ưu tiên lựa chọn phương án 1 với tốc độ tăng thuế ổn định hơn.

Với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn trong dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, đây là cú tăng “sốc” lớn nhất chưa từng có trong lịch sử đối với ngành rượu bia, đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất.

Đại diện VBA mong muốn Ban soạn thảo và các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo thêm các kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là bài học từ các quốc gia láng giềng có điều kiện hoàn cảnh gần với Việt Nam như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan... để có chính sách thuế phù hợp.

Như tại Malaysia, đất nước này đã từng trải qua cú sốc thuế vào giai đoạn năm 2014 - 2015 khi quốc gia này liên tiếp tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc tăng thuế cao và đột ngột như ở Malaysia đã không hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu của họ, thay vào đó, đã tạo ra các hiệu ứng domino tiêu cực trên thị trường, làm mất nguồn thu của Chính phủ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, nhiều người bị mất việc làm.

Cũng theo VBA, bên cạnh giải pháp về thuế, cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp, thực thi nghiêm chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, chống thất thu ngân sách và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Văn bản của VBA cho rằng, việc đánh thuế cần tuân thủ nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu để doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất thì mới có cơ sở để nộp thuế. Việc tăng thuế cao quá mức sẽ tạo ra các cú sốc về thuế và điều này gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như thất thu thuế của Chính phủ, đóng cửa các nhà máy sản xuất và gia tăng thất nghiệp của lao động trong ngành.

Bên cạnh đó, việc đề xuất tăng thuế theo khuyến nghị của WHO mà chưa tính toán kỹ lưỡng tới các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam với một mục tiêu chung chung là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chưa có các báo cáo đánh giá hiệu quả của những lần tăng thuế trước đối với việc có đạt được các mục tiêu đề ra hay không, đề xuất mới có cơ sở khoa học như thế nào, đã có đầy đủ các báo cáo đánh giá tác động toàn diện (kinh tế - xã hội - ngân sách) hay chưa cũng đang gây nhiều băn khoăn, lo lắng và nhiều ý kiến phản biện trái chiều.

Đọc thêm

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác Doanh nghiệp

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác

TTTĐ - Mỗi giám đốc văn phòng tổng đại lý cần tích lũy cả kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để trở thành một nhà lãnh đạo đa chức năng, đặc biệt khi ngành bảo hiểm đang trải qua nhiều biến động. Tuy nhiên, họ không phải hành động đơn lẻ trên con đường này.
Generali Việt Nam đón mừng cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc Doanh nghiệp

Generali Việt Nam đón mừng cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam (Generali Việt Nam) vừa tổ chức sự kiện chào mừng cột mốc 100 văn phòng toàn quốc, ghi dấu những nỗ lực không ngừng để gia tăng hiện diện khắp mọi miền đất nước và khẳng định cam kết phát triển bền vững của Generali tại thị trường Việt Nam.
PV GAS ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam Doanh nghiệp

PV GAS ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ với EVN “Về việc hợp tác nghiên cứu cấp khí LNG từ kho LNG Vũng Áng cho Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) LNG Quảng Trạch II”.
Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024 Doanh nghiệp

Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024

TTTĐ - Dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và 115,2 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, vượt kế hoạch năm, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng.
Trao bằng khen tới 3 doanh nghiệp tiêu biểu trực thuộc PV GAS Doanh nghiệp

Trao bằng khen tới 3 doanh nghiệp tiêu biểu trực thuộc PV GAS

TTTĐ - Tại buổi họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có 3 công ty trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vinh dự nhận Bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024 đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (PV GAS VUNG TAU), Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (PV GAS NCSP) và Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ (PV GAS SE).
Agribank góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia Doanh nghiệp

Agribank góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia

TTTĐ - Agribank là ngân hàng thương mại luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Định hướng trong thời gian tới, Agribank xác định mục tiêu phát triển bền vững, trở thành ngân hàng hiện đại, đóng góp tích cực thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới Doanh nghiệp

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

TTTĐ - Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.
SABECO thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đem đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng Doanh nghiệp

SABECO thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đem đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng

TTTĐ - SABECO vừa tham gia triển lãm những thành tựu đạt được trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn do Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức.
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm Doanh nghiệp

Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm

TTTĐ - Quý III/2024, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận 3.022 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước (2.000 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận 9.210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 140% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với 85%, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp.
EVNNPC xác định giai đoạn nước rút, hoàn thành các dự án Doanh nghiệp

EVNNPC xác định giai đoạn nước rút, hoàn thành các dự án

TTTĐ - Để hoàn thành số lượng dự án khởi công và đóng điện còn lại năm 2024, các Ban Quản lý dự án của EVNNPC phải dốc toàn lực phối hợp cùng nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực cho dự án có kế hoạch khởi công - đóng điện theo đúng cam kết trong 3 tháng cuối năm.
Xem thêm