Tag

Bộ Thông tin và Truyền thông: Hướng đến “năm dữ liệu quốc gia 2023”

Công nghệ số 20/01/2023 09:16
aa
TTTĐ - Trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chiến lược quốc gia ngành Thông tin và Truyền thông, trong đó nổi bật là các chiến lược về bưu chính, Chính phủ số và kinh tế số.
Bộ Thông tin Truyền thông đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cần tiên phong về cải cách hành chính, chuyển đổi số Ngành Thông tin và Truyền thông Hà Nội tiên phong, sáng tạo trong chuyển đổi số

Lúc phải đi đầu dẫn dắt, lúc lại lùi sau thúc đẩy

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sửa khá nhiều luật liên quan đến lĩnh vực số. Đó là các luật về: Giao dịch điện tử, Công nghiệp công nghệ số, Tần số, Viễn thông… Đây đều là các lĩnh vực nền tảng của chuyển đổi số, cho sự phát triển số.

Vì thế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các đơn vị trong ngành phải coi đây là việc của mình để nghiên cứu góp ý, tránh việc ban hành luật, khi áp dụng thì mới phát hiện bất cập. Khi đó thì đã muộn, muốn sửa phải mất nhiều năm.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển trọng tâm từ phía trước sang phía sau. Lãnh đạo, quản lý thì có lúc phải đi đầu dẫn dắt, có lúc lại lùi về sau để thúc đẩy.

Những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khởi xướng nhiều chiến lược mới, đi đầu và trực tiếp tham gia để khởi động sự phát triển của ngành.

Đến nay, đa số những định hướng mới đã thành nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp; Nhà nhà bắt đầu làm, ngành ngành bắt đầu làm, do đó Bộ phải lui về sau để thúc đẩy, đảm bảo cho sự phát triển được nhanh và bền vững.

Năm 2022 là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện.

Đây cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược mới của ngành Thông tin và Truyền thông: Hạ tầng số; Dữ liệu; Bưu chính; An toàn thông tin mạng; Công nghiệp công nghệ số; Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Chính phủ số; Kinh tế số và Xã hội số; Chuyển đổi số báo chí. Đó sẽ là tiền đề thuận lợi để bước sang năm 2023 sẽ là năm dữ liệu số quốc gia.

Để thực hiện chiến lược năm dữ liệu số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương công khai dữ liệu của ngành, đơn vị mình quản lý. Với chủ đề dữ liệu số, Bộ sẽ triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức bảo vệ dữ liệu, nâng cao nhận thức, liên minh tuyên truyền và tổ chức chiến dịch tuyên truyền.

Quyết liệt với “An toàn thông tin mạng”

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là đưa các hoạt động của chúng ta lên môi trường số. Đồng nghĩa với đó là việc cần phải bảo vệ hàng nghìn hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, hoạt động trên không gian mạng của 100 triệu người dân, gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình, 14.000 cơ sở y tế, 44.000 trường học...

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định 2023 là năm bảo vệ người dân trên không gian mạng. Vì vậy, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Hướng đến “năm dữ liệu quốc gia 2023”

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành Thông tin và Truyền thông

Tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam trong năm vừa qua ở mức kiểm soát tốt. Trong năm 2022, Bộ đã phối hợp cũng như trực tiếp ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, 1.342 trang web lừa đảo trực tuyến cùng 986 trang web, địa chỉ mạng có nội dung vi phạm pháp luật; Qua đó góp phần bảo vệ gần 4 triệu người dân, tương đương 6% người dùng trên internet.

Việt Nam cũng ghi nhận chỉ số an toàn, an ninh mạng xếp thứ 25 trên tổng số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 25 bậc so với năm 2019.

Tuy nhiên vẫn còn đó các mối đe dọa về an toàn thông tin. Theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam khảo sát tại 135 tổ chức, doanh nghiệp về bảo đảm an toàn thông tin, kết quả cho thấy nổi lên một số vấn đề lớn.

Cụ thể, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có một đơn vị từng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ khi bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại; 87% tổ chức, doanh nghiệp cho biết lo sợ yếu tố con người, 58% lo sợ yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về tội trộm cắp quy trình về an toàn thông tin; 68% đơn vị chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hằng năm.

Mặc dù nguy cơ tấn công mạng không ngừng gia tăng song theo các chuyên gia vẫn nhiều doanh nghiệp còn “bỏ qua” vấn đề bảo mật, an toàn thông tin mạng trong chuyển đổi số.

Vì vậy, bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm của tất cả Bộ, ngành, địa phương theo nguyên tắc là "thực sao - ảo vậy". Như vậy, cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng.

Do đó, trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung chỉ đạo thanh kiểm tra, xử lý mạnh tay các vi phạm để làm lành mạnh môi trường thông tin và truyền thông.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Muốn phát triển nhanh và bền vững thì môi trường phải lành mạnh. Muốn giữ cho môi trường lành mạnh thì phải làm thường xuyên”.

Vì thế, năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm kỷ cương, tuân thủ quy định về an toàn thông tin. Theo đó, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm hệ thống thông tin theo cấp độ.

Đọc thêm

Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số Công nghệ số

Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số

TTTĐ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa công bố đã định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp các thiết bị như Apple Vision Pro và Meta Quest trên thế giới.
"Chìa khoá" cho phát triển thanh toán số tại Việt Nam Công nghệ số

"Chìa khoá" cho phát triển thanh toán số tại Việt Nam

TTTĐ - Visa, công ty thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa mang tới Diễn đàn Thanh toán mở (Open Payments Forum), kết nối các tổ chức tài chính, công ty công nghệ tài chính (fintechs), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trong những trao đổi tiên phong về phát triển thanh toán số và giải pháp tối ưu cho từng thành viên trong hệ sinh thái.
Hướng đến Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công dân số Công nghệ số

Hướng đến Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công dân số

TTTĐ - Ngày 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số Công nghệ số

Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

TTTĐ - Sáng 8/5, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc với nhiều hoạt động hấp dẫn.
TechFest Quang Nam 2024 nâng tầm khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

TechFest Quang Nam 2024 nâng tầm khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Năm – Techfest Quang Nam 2024 Với chủ đề "Tài sản trí tuệ và công nghệ số - Nền tảng khởi nghiệp sáng tạo”, sẽ được tổ chức từ ngày 14/5 đến 18/5/2024 tại thành phố Tam Kỳ và một số địa phương khác trong tỉnh.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt nhiều kết quả nổi bật Công nghệ số

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt nhiều kết quả nổi bật

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Văn bản nêu rõ: Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật...
6 điều đáng mong chờ từ phiên bản iPhone 16 Pro Max Công nghệ số

6 điều đáng mong chờ từ phiên bản iPhone 16 Pro Max

TTTĐ - iPhone 16 Pro Max sắp ra mắt được các iFan đặt nhiều kỳ vọng vào sự đổi mới đáng kể từ giao diện đến những thông số bên trong. Dù chưa chính thức ra mắt, những thông tin rò rỉ liên quan đến chiếc điện thoại đời mới nhà Apple đã tạo nên sự quan tâm đông đảo trên khắp thế giới. Cùng điểm qua 6 điều đáng mong chờ nhất của iPhone 16 Pro Max qua bài viết dưới đây.
Từ 1/7 dùng tài khoản duy nhất là VNeID khi thực hiện dịch vụ hành chính công Công nghệ số

Từ 1/7 dùng tài khoản duy nhất là VNeID khi thực hiện dịch vụ hành chính công

TTTĐ - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác), diễn ra ngày 3/5 tại Trụ sở Chính phủ.
Việt Nam đạt thành tích nổi bật tại cuộc thi “HackTheon Sejong” Công nghệ số

Việt Nam đạt thành tích nổi bật tại cuộc thi “HackTheon Sejong”

TTTĐ - Theo lời mời của Đại sứ quán Hàn Quốc, Cục An toàn thông tin đã phối hợp, cử các đội đến từ những trường đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức.
Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 TP HCM sắp trình làng Công nghệ số

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 TP HCM sắp trình làng

TTTĐ - Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM (C4IR) dự kiến ra mắt vào tháng 9/2024, được kỳ vọng trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững cho thành phố và cả nước.
Xem thêm