Tag

Bộ truyện tranh kinh điển "Nhóc Maruko" chính thức ra mắt độc giả Việt

Văn học 08/09/2023 10:01
aa
TTTĐ - Cùng với chú mèo máy “Doraemon”, “Thám tử lừng danh Conan”, “Nhóc Maruko” được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. Sau quá trình dài thương thảo bản quyền và tiến hành chuẩn bị các công đoạn liên quan tới bộ sách, nhân dịp kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), vào đầu tháng 9, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam bộ truyện tranh kinh điển này.
Cuộc thi sáng tác truyện tranh POPS Comic Awards có giải thưởng đến 100 triệu đồng Ra mắt "Sơn,Goal!" - dự án hợp tác truyện tranh Manga Nhật - Việt đầu tiên Ra mắt bộ truyện và sách tương tác về Heo Peppa (Peppa Pig)

Bộ truyện tranh “Nhóc Maruko” của cố họa sĩ Momoko Sakura đã được độc giả Việt Nam biết đến cách đây gần 3 thập kỉ. Dựa trên kí ức tuổi thơ của chính mình, tác giả Momoko Sakura đã sáng tác series truyện xoay quanh cuộc sống ở nhà và ở trường của cô nhóc dễ thương Maruko với vô vàn khoảnh khắc hài hước nhưng không kém phần xúc động về tình cảm gia đình, bè bạn.

“Nhóc Maruko” đã nhận được tình cảm yêu mến, trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều bạn đọc thế hệ 8X, 9X.

“Nhóc Maruko” đã nhận được tình cảm yêu mến, trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều bạn đọc thế hệ 8X, 9X
“Nhóc Maruko” đã nhận được tình cảm yêu mến, trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều bạn đọc thế hệ 8X, 9X

Khác với ấn bản gốc được ra mắt tại Nhật mang phong cách tạp chí Ribon năm 1987, bản tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam được khoác lên mình một hình thức mới. Dưới sự “phù phép” của designer Tạ Quốc Kỳ Nam, ấn bản "Nhóc Maruko" của Nhà xuất bản Kim Đồng với tên gọi “Vintage Version” đậm màu hoài cổ nhưng vẫn giữ trọn phong cách vui tươi, dễ thương từ minh họa gốc của tác giả.

Tổng thể bộ sách trông giống như những cuốn nhật kí được vẽ tay, với những tấm hình đầy sống động. “Mình được ngắm những bản scan dữ liệu tranh màu gốc tuyệt đẹp. Cảm giác cứ như mới hôm qua mình còn là cậu bé say mê đọc tới lui mấy cuốn truyện mượn được đó. Màu sắc, đường nét, chi tiết vẽ tay... đầy hồn hậu, mộc mạc, nên mình muốn thiết kế bìa trên tinh thần này. Mỗi tập mình tô lại màu chữ. Việt hóa một font chữ bút chì cho chữ nhỏ. Còn tên tác giả “Momoko Sakura” là bút tích của cô trên tranh tập cuối” - Kỳ Nam chia sẻ.

Bộ truyện tranh kinh điển

Ngoài ra để tăng thêm trải nghiệm cho độc giả, Nhà xuất bản Kim Đồng đã quyết định tăng khổ của bản tiếng Việt so với khổ sách Manga truyền thống để có thêm không gian cho các ô thoại cũng như những dòng chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả được rõ nét nhất có thể.

Anh Đặng Cao Cường, Trưởng Ban biên tập sách Comic, Nhà xuất bản Kim Đồng chia sẻ: “Nhà xuất bản đã theo đuổi bản quyền tác phẩm từ hơn 10 năm trước với Sakura Production (công ty nắm bản quyền gốc tác phẩm) và cũng đã dồn nhiều công sức, thể hiện nhiệt huyết muốn được đưa “Nhóc Maruko” chính thức đến với bạn đọc Việt Nam.

Bộ truyện tranh kinh điển
Các khách mời tham gia chương trình giao lưu "Nhóc Maruko - Tuổi thơ ngọt ngào"

Để không phụ công sức ấy cũng như đáp ứng những mong mỏi của độc giả, chúng tôi đã thể hiện sự trân trọng của mình dành cho “Nhóc Maruko” thông qua việc đầu tư, chăm chút cho bộ sách từ nội dung cho tới hình thức, cũng như chiến dịch truyền thông, làm nóng và lan tỏa thông tin tác phẩm.

Bản thân những cán bộ trẻ của nhà xuất bản cũng chính là những người đọc “Nhóc Marukô” từ thuở bé, nên trong quá trình thực hiện, chúng tôi không khỏi xúc động và tự hào".

Bộ truyện tranh kinh điển

Chào mừng “Nhóc Maruko” đến Việt Nam, vừa qua cuộc thi “Món quà gửi gia đình” do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức trên fanpage Nhà xuất bản Kim Đồng đã thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ, tạo ra sân chơi thú vị để độc giả thỏa sức sáng tạo tranh vẽ, bưu thiếp, video lấy cảm hứng từ các nhân vật trong “Nhóc Maruko” và gửi gắm những thông điệp ý nghĩa tới bạn bè, những người thân yêu.

Bộ truyện tranh kinh điển

Những câu chuyện của gia đình Maruko xoay quanh chiếc bàn ở giữa phòng khách gợi nhắc cho chúng ta giá trị của sự sum vầy, sẻ chia “hãy ngồi xuống và trò chuyện với nhau mỗi ngày” như lời một độc giả nhắn nhủ qua tác phẩm của mình.

Nhân dịp bộ sách “Nhóc Maruko” chính thức ra mắt độc giả Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu "Nhóc Maruko - Tuổi thơ ngọt ngào" và trao giải cuộc thi "Món quà gửi gia đình".

Chương trình diễn ra vào ngày 9/9 tại trụ sở NXB Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) với sự tham gia của Food Blogger Phan Anh Esheep, BTV Diệp Chi, MC ca sĩ Vietnam Idol Bùi Minh Quân.

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm