Tag

Bức tranh buồn của nông dân Mỹ

Nhìn ra thế giới 19/07/2020 13:03
aa
TTTĐ - Đầu tháng 7/2020, tại Mỹ, anh Jeremy Storey đã đến trả một đơn đặt trứng ở cửa sau của nhà hàng theo kế hoạch và tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, sáu tiếng đồng hồ sau, anh nhận được cuộc gọi của của chủ nhà hàng. Nhà hàng đột ngột đóng cửa vì có nhân viên dương tính với Covid-19, do đó họ sẽ không thể lấy trứng của anh theo kế hoạch.

Bức tranh buồn của nông dân Mỹ

Những người nông dân Mỹ đang chật vật vì ảnh hưởng của Covid-19 (Ảnh: CNN)

Nông dân lo lắng khi không tiêu thụ được sản phẩm

Sau nửa ngày dưới thời tiết nắng nóng, trứng không thể ăn được nữa. Vì vậy, Storey đã lái xe trở lại để nhận lại số trứng và chịu hoàn toàn tổn thất.

Đây không phải cửa hàng duy nhất trong danh sách khách hàng của Storey phải tạm thời đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Anh Storey chia sẻ, một nửa số nhà hàng mà anh giao sản phẩm đều đã dừng hoạt động.

Anh cũng cho biết, hiện giờ trang trại của anh đang dư thừa khoảng 24.000 quả trứng và không biết khi nào mọi thứ mới ổn định trở lại.

Trường hợp của nông dân Storey không phải là duy nhất. Những thách thức của anh là tiêu biểu cho những khó khăn mà nhiều nông dân Mỹ đang gặp phải khi bán sản phẩm cho các nhà hàng độc lập. Họ phải tìm mọi cách để dự báo nhu cầu khách hàng trong thời điểm bất ổn.

Nhiều nhà hàng tại Mỹ vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì Covid-19 (Ảnh: Lohud.com)
Nhiều nhà hàng tại Mỹ vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì Covid-19 (Ảnh: Lohud.com)

Trở lại vào thời điểm tháng ba, khi các nhà hàng tại Mỹ đóng cửa vì các lệnh hạn chế đi lại, nông dân nước này mất rất nhiều khách hàng. Bây giờ, khi các nhà hàng bắt đầu mở lại dịch vụ, làn sóng ca nhiễm Covid-19 mới đã khiến kế hoạch mở cửa bị tạm ngừng lại một lần nữa đẩy nông dân vào tình thế bấp bênh. Vì thế, việc lên kế hoạch sản xuất của người nông dân cũng trở nên khó khăn.

Lập kế hoạch sản xuất vốn là khâu tiên quyết đối với người làm nông nghiệp vì họ phải ước tính được nhu cầu của khách hàng trước vài tháng hoặc đôi khi là trước vài năm để có thời gian trồng trọt, chăn nuôi.

Tuy nhiên, hiện điều đó gần như là không thể khi các nhà hàng cũng đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh.

Từ tháng 3 - 5/2020, theo khảo sát của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ, doanh số của các dịch vụ ăn uống tại xứ sở cờ hoa thấp hơn 94 tỷ đô la Mỹ. Doanh số giảm mạnh và không thể đoán trước đã khiến nhiều nông dân ủng hộ Đạo luật Nhà hàng. Theo đó, các quán bar, nhà hàng độc lập sẽ được hỗ trợ tổng cộng lên đến 120 tỷ đô la Mỹ tới cuối năm 2020.

Gần đây, một số bang tại Mỹ đã tạm dừng hoặc thay đổi kế hoạch mở cửa trở lại các nhà hàng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với nông dân quốc gia này.

Không biết bao giờ mới hồi phục

Cuối tháng 6, bang New Jersey kêu gọi không mở nhà hàng ăn uống trong nhà, chỉ vài ngày trước khi diễn ra kế hoạch mở cửa trở lại. Thành phố New York hoãn mở cửa lại các nhà hàng vô thời hạn đầu tháng 7. Ngày 13/7, California hướng dẫn mọi nhà hàng đóng cửa lại lần nữa. Khi số ca nhiễm bệnh Covid-19 tăng, các bang và thành phố khác có thể biện pháp tương tự hoặc thắt chặt hạn chế.

“Sự không chắc chắn thực sự là nguyên nhân gây ra vấn đề”, ông Gary Wertish, Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Minnesota, nói. Ông cho rằng, nếu tình trạng bấp bênh này còn kéo dài một hay hai năm nữa, một số nông dân và nhà hàng sẽ không thể hoạt động và tồn tại.

Kate McClendon - nông dân trồng rau hữu cơ tại Peoria, Arizona cho biết, tất cả 90 nhà hàng mà nông trại nhà bà phục vụ đều gặp khó khăn.

Bà McClendon đang điều hành nông trại gia đình cùng với chồng là ông Sean. Họ trồng hàng chục loại trái cây và rau quả khác nhau. Tuy nhiên, giờ đây, bà McClendon rất lo lắng về tương lai.

Giống như Storey, bà McClendon cũng chỉ biết các nhà hàng đóng cửa khi đi giao hàng. Bà bắt đầu lên mạng xã hội để tìm hiểu xem nhà hàng nào còn mở cửa.

Thông thường, ông Sean sẽ lên kế hoạch trồng trọt dựa trên các đơn hàng mà họ đã thực hiện trong suốt cả năm. Bây giờ thì họ chỉ có thể dự đoán. “Chúng tôi không có cơ sở để dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, bà McClendon nói.

Đây là tình hình hoàn toàn mới với nông dân Mỹ, những người phụ thuộc vào một số nhà hàng nhất định để sản xuất nông nghiệp.

Nông dân Mỹ gặp khó khăn vì không thể tiêu thụ sản phẩm (Ảnh: Getty)
Nông dân Mỹ gặp khó khăn vì không thể tiêu thụ sản phẩm (Ảnh: Getty)

“Chúng tôi có sự ổn định khi các nhà hàng mở cửa và kinh doanh thường xuyên”, Matt Weik, người sở hữu Y-ker Acres, một nông trại lợn lớn ở miền Bắc Minnesota chia sẻ. Nông trại của Weik chuyên bán thịt lợn hảo hạng cho các nhà hàng. Ông có mối quan hệ lâu dài với các nhà hàng độc lập. Trước đại dịch, ông biết chính xác họ cần gì nhưng giờ đây thì không.

Nhiều nhà hàng mà ông Weik cung cấp thịt lợn đã mở cửa lại nhưng nhu cầu của họ thế nào thì ông không thể biết. Gần đây, khi ông đang chuẩn bị đơn hàng 1.000 USD cho một nhà hàng thì bất ngờ nghe tin nó lại đóng cửa cho tới tận tháng 8 vì có nhân viên dương tính với Covid-19. Nhà hàng vẫn trả tiền đơn hàng đã đặt nhưng phải tới khi mở cửa mới thanh toán.

Vì những biến động này mà một số nông dân sống dựa vào các nhà hàng độc lập hiện đang thử mô hình kinh doanh khác.

Steve Matthiasson cùng với vợ sở hữu nhà máy rượu Matthiasson ở thung lũng Napa, California cho biết thay vì bán cho các nhà hàng, ông sẽ bán rượu trực tiếp cho người tiêu dùng với giá thấp hơn.

Sự chuyển đổi này giúp ông tiêu thụ được rượu và thu tiền về nhưng không có lợi nhuận. Ông Matthiasson cho biết sẽ thua lỗ trong năm nay và hy vọng sẽ lỗ vừa phải để có thể duy trì và tiếp tục hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, bán trực tiếp cho người tiêu dùng cũng không thực sự ổn định về lâu dài. Bởi một khi có hợp đồng bán cho người người tiêu dùng, nông dân sẽ không thể quay về bán cho nhà hàng vì sẽ không đủ nguồn cung cho cả hai đối tượng khách hàng.

Đó đang là bài toán khó khiến nông dân nước Mỹ đau đầu vì vừa phải duy trì hoạt động sản xuất, vừa phải tìm đầu ra cho sản phẩm trong tình hình dịch Covid-19 không biết khi nào mới được kiểm soát…

Bài liên quan

Nghề nông lên ngôi thời hậu Covid-19

Số phận của những du học sinh sẽ ra sao trước đại dịch Covid-19

Các triệu phú thế giới muốn đóng thuế nhiều hơn để chống Covid-19

Sinh viên nước ngoài đã đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm