Bức xạ vũ trụ khiến tiếp viên hàng không dễ mắc ung thư
Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia Thanh tra toàn diện việc sử dụng nguồn bức xạ hạt nhân |
Theo đó, Ủy ban Đánh giá bệnh tật của Cơ quan Phúc lợi và Bồi thường cho người lao động Hàn Quốc kết luận một cựu tiếp viên hàng không họ Song của hãng không Korean Air Lines đã nhiễm bức xạ vũ trụ trong các chuyến bay. Hậu quả, nữ tiếp viên mắc ung thư dạ dày và sau đó tử vong.
Cô gái này làm tiếp viên hàng không từ năm 1995 - 2021, dành gần 1.022 giờ trên máy bay mỗi năm. Một nửa thời gian được dành cho các chuyến bay đường dài tới Châu Mỹ và Châu Âu.
Trong đó, những tuyến đường đi qua Bắc Cực thường được coi là có mức phơi nhiễm bức xạ vũ trụ gấp khoảng 5 lần bình thường.
Các thành viên phi hành đoàn của Korean Air tại Sân bay Quốc tế Incheon, tháng 7/2022 (Ảnh: Yonhap) |
Bức xạ vũ trụ ít ảnh hưởng đến hành khách thỉnh thoảng bay lộ trình này. Tuy nhiên, điều này đặt ra vấn đề an toàn đối với phi hành đoàn thường xuyên làm việc ở độ cao lớn qua đây.
Theo Ủy ban An toàn hạt nhân quốc gia Hàn Quốc, các tiếp viên hàng không bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ ở mức trung bình tối đa là 5,42 millisieverts (mSv)/năm trong giai đoạn 2017 - 2021, cao gấp 5 lần mức bình thường cho phép là 1 mSv/năm.
Korean Air Lines khẳng định hãng đảm bảo phi hành đoàn không bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ vượt quá mức 6 mSv cho phép hằng năm. Theo hãng, hiện vẫn chưa thể khẳng định về mối liên quan giữa bệnh ung thư của cựu tiếp viên hàng không nói trên với bức xạ vũ trụ.
Ủy ban An toàn hạt nhân quốc gia Hàn Quốc đã bác bỏ tuyên bố trên và kết luận rằng có mối liên quan rõ ràng khi xem xét mức phơi nhiễm bức xạ tích lũy vốn có thể cao hơn mức đo được và các môi trường làm việc bất lợi khác, trong đó có các lịch bay đường dài.