Tag
Chuyển đổi số ở Hà Nội

Bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động

Công nghệ số 13/07/2023 18:12
aa
TTTĐ - Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát "Đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; Tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững…
Chuyển đổi số cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp Chuyển đổi số cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
Hướng
Hướng dẫn người dân thực hiện Dịch vụ công trực tuyến

Nhờ đó, các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Với bước đi và lộ trình phù hợp, đến nay, chuyển đổi số của thành phố đã đạt những kết quả quan trọng: Chính quyền số được quan tâm đầu tư; Hạ tầng số được thúc đẩy; Kinh tế số, xã hội số phát triển mạnh... Thành phố được xác định là đơn vị làm điểm của cả nước trong việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Với những lợi thế và kết quả vững chắc, Hà Nội quyết tâm và tin tưởng sẽ hoàn thành mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Quyết tâm cao của Hà Nội

Tại Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, trong khi chuyển đổi số là xu hướng, phong trào có tính toàn cầu.

Chuyển đổi số quốc gia và phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động; Từ quy mô quốc gia hòa nhập với thế giới; Chuyển từ thủ công truyền thống sang môi trường số; phải đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị, điều hành; Đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết riêng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/5/2022). Một trong số những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra là: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng…

Nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đây là Nghị quyết rất quan trọng, thể hiện sự quyết tâm cao của Thành ủy, UBND và Nhân dân Thủ đô trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thủ đô văn minh - văn hiến - hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội đã cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết bằng Chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 4098/QĐ-UBND ngày 6/9/2021, đáp ứng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Để hiện thực hóa các các mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TU và Quyết định 4098/QĐ-UBND, Hà Nội đang chú trọng thực hiện một số giải pháp có tính "đột phá" trong thực hiện chuyển đổi số của Thủ đô như về quan điểm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU. Do Nghị quyết ban hành cuối năm 2022, năm 2023 là năm cơ bản chạy đà, khởi động ngay các dự án, nhiệm vụ chưa được khởi công, cần đảm bảo các dự án chạy và hoàn thành cán đích thành công vào năm 2025.

“Chuyển đổi số” hay được nhắc tới như một khái niệm trừu tượng. Người dân, doanh nghiệp vẫn cho rằng đó là công việc của riêng chính quyền. Cũng có quản điểm lại khẳng định một cách tuyệt đối: Chuyển đổi số có thể giải quyết được mọi vấn đề của thực tiễn đặt ra… Những quan niệm như vậy là rào cản không dễ vượt qua trên hành trình chuyển đổi số.

Nhận thức được khó khăn trên, Thành ủy Hà Nội thẳng thắn chỉ ra: Nhận thức của cấp ủy đảng, người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh còn hạn chế, bất cập và chưa thống nhất. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn bị động, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành của thành phố, giữa thành phố với các địa phương trên cả nước và giữa thành phố với Trung ương còn chưa chặt chẽ, có những vướng mắc chưa được tháo gỡ.

Vì vậy, Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo quyết liệt nhằm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh. Việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số được coi là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, các cấp ủy, người đứng đầu trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; Đổi mới mạnh mẽ tư duy và nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể các cấp, các hiệp hội ngành nghề trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số.

Bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động

Thách thức vẫn còn nhiều

Năm 2023 được chọn là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.

Sau một năm thực hiện Đề án 06, rất nhiều chuyển biến tích cực đã được tạo ra, tác động sâu rộng đến đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho xã hội và cả nền kinh tế. Tinh thần chuyển đổi số đã được thực tế hóa ở nhiều dịch vụ công, dịch vụ công ích, nhiều công đoạn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, nhiều giấy tờ đã được bãi bỏ, cắt giảm nhiều thủ tục và chi phí, giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt...

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn nhiều cả từ khách quan lẫn chủ quan, từ công nghệ, dữ liệu và cả sự thiếu chủ động vào cuộc của một số địa phương, bộ, ngành dẫn đến kết quả còn chưa được đồng bộ, thông suốt. Việc tiến tới một nền hành chính giảm giấy tờ, bớt thủ tục, là một trong những mục tiêu của các chương trình hành động quốc gia về chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, chính quyền số từng bước được triển khai ở Hà Nội. Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác. Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.

Việc Thành ủy ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã thể hiện quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra (Đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; Tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới); đồng thời còn là điểm tựa để các cấp, ngành thành phố triển khai theo kế hoạch với tinh thần quyết tâm cao nhất.

Thành phố đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai xây dựng Đề án về thành phố thông minh. Đề án sẽ bám sát quy hoạch thủ đô và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để các sản phẩm về khuyến nghị chính sách cũng như danh mục nhiệm vụ mà đề án đề xuất sẽ đồng bộ với các định hướng, mục tiêu mà thành phố đặt ra…

Tại phiên họp thứ nhất - Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, 100% cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính (CCHC), lồng ghép với kiểm tra công vụ và sớm triển khai kiểm tra. Qua kiểm tra các cơ quan, đơn vị về cơ bản đã nghiêm túc thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, không còn ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp về thái độ nhũng nhiễu, phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Thành phố đã triển khai và đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, cốt lõi nhằm cung cấp số liệu, thông tin phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố đến 3 cấp. Trong đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đã triển khai tới 633 cơ quan, đơn vị; Cấp 31.345 tài khoản cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và xử lý công việc; 96.240 văn bản đã được cập nhật và 12.492 văn bản điện tử được giao dịch qua hệ thống. Nhờ đó, thành phố bảo đảm chỉ tiêu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.

Cùng với đó, hệ thống thông tin báo cáo thành phố đã triển khai tới 100% cơ quan, đơn vị; Cấp 3.345 tài khoản cho đại diện các cơ quan, đơn vị phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và thực hiện các chế độ báo cáo; Hình thành 2 kho dữ liệu, chia sẻ dùng chung (gồm: Kho biểu mẫu, với 134 biểu mẫu và kho chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với 2.136 chỉ tiêu); Tổ chức kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu về 8 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố với Hệ thống thông tin báo Chính phủ theo quy định.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND Hà Minh Hải đánh giá cao sự vào cuộc của các đơn vị, sở, ngành trên địa bàn thành phố trong thực hiện công tác chuyển đổi số thời gian qua, đặc biệt là vai trò chủ trì của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND Hà Minh Hải cho rằng, mặc dù Chính phủ cũng như thành phố đã ban hành đủ cơ chế, chính sách pháp luật mang tính “khung” để thực hiện chương trình chuyển đổi số của thành phố nhưng kết quả chưa được như mong đợi.

Trong đó, việc thực hiện các báo cáo về các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch chưa khoa học; số hóa các văn bản, số hóa quy trình, an ninh an toàn, văn hóa số… còn chậm. Đồng chí Hà Minh Hải yêu cầu đối với các sở, ngành cần xây dựng lộ trình kiểm đếm từng phần việc, nhiệm vụ liên quan đến công tác số hóa mà thành phố chỉ đạo để bảo đảm tiến độ đề ra.

Cũng tại phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị phân công phân nhiệm rõ ràng và có tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Chủ tịch UBND thành phố cũng thống nhất với đề xuất bổ sung Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã vào Ban Chỉ đạo thành phố, “bởi chuyển đổi số có thành công hay không có vai trò quan trọng của người đứng đầu”.

Bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động

Triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân

Hiện tại, Hà Nội đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.

Từ năm 2022 đến nay, mặc dù chưa có các văn bản quy phạm về chuyển đổi số nhưng ngay sau khi Thành ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động tại tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và đã triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của thành phố. Kết quả bước đầu thực hiện chuyển đổi số được ghi nhận đến 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội là một trong các tỉnh/thành phố đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

Các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn, dùng chung toàn thành phố đã hoàn thành: Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Cùng với đó, các quy định, quy chế kèm theo để đảm bảo vận hành, khai thác các hệ thống thông tin được chú trọng, như: Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan chức năng thành phố đã hoàn thành trong quý I năm nay, quy chế hoạt động hệ thống thư điện tử thành phố…

Về hạ tầng số, Trung tâm Dữ liệu chính của thành phố đang được tập trung triển khai để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV năm nay.

Hà Nội cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn thành phố đã cấp khoảng 10 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của thành phố.

Về phát triển dữ liệu, năm 2023, thành phố đã ban hành danh mục dữ liệu mở của thành phố là những dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và với công dân tổ chức trong thời gian tới. Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo triển khai Cổng dữ liệu thành phố và hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP). Đây là 2 hệ thống cơ bản làm nền tảng để các đơn vị tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước.

Các cơ sở dữ liệu của các ngành được giao các ngành triển khai đã và đang dần hình thành, trong đó tập trung một số cơ sở dữ liệu quan trọng, như: cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu cán bộ công chức…

Chuyển đổi số là một quá trình thường xuyên, liên tục đặc biệt với quy mô rất lớn của thành phố 10 triệu dân thì đây là khối lượng công việc không nhỏ. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị của thành phố chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Đọc thêm

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử Công nghệ số

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, để khai thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ một cách toàn diện và hiệu quả.
Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp Công nghệ số

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp

TTTĐ - Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Xem thêm