Tag

Các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu thép

Thị trường - Tài chính 29/06/2021 14:51
aa
TTTĐ - Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên hạn chế xuất khẩu mà thúc đẩy sản xuất thép cung ứng ra thị trường trong nước.
Bộ Công thương không đề xuất việc thành lập quỹ bình ổn giá thép

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong thời gian qua, giá thép trên thị trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam có diễn biến phức tạp.

Theo đó, giá thép năm 2021 có chiều hướng gia tăng kể từ cuối năm 2020 cho đến giữa quý I/2021 có điều chỉnh giảm, sau đó tiếp tục xu hướng tăng đến cuối tháng 5/2021 bắt đầu chiều hướng giảm. Thị trường hiện tại dùng dằng và có chưa có chiều hướng tăng giảm rõ rệt.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường gần đây của thị trường thép thế giới gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm thép trong nước, VSA đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu thép
Các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu thép để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước

Cụ thể, VSA khuyến nghị các doanh nghiệp tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thép trong nước; Thực hiện kê khai, niêm yết giá phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, các doanh nghiệp tăng cường hợp tác phối hợp ưu tiên nguồn nguyên liệu thép thô, thép cuộn cán nóng cho thị trường trong nước, hạn chế xuất khẩu; Tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước.

Bên cạnh đó, VSA cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, cải tiến công nghệ trong sản xuất thép nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý; Tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp; Hạn chế xuất khẩu để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước.

Ngoài ra, VSA kiến nghị cơ quan Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường để phòng ngừa các hiện tượng gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ; Khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng thép thành phẩm như thép xây dựng, tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội.

Cùng với đó, cơ quan Nhà nước cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, xây dựng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam...

Từ cuối năm 2020 đến nay, giá nguyên liệu sản xuất đã tăng rất cao khiến cho sản phẩm thép có sự tăng giá đột biến, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xây dựng, chủ đầu tư các dự án xây dựng.

Trong bối cảnh giá thép tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và Bộ Công thương báo cáo về tình hình giá thép và đề xuất giải pháp. Bộ Công thương sau đó đã có cuộc họp khẩn cấp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép hàng đầu Việt Nam như Tổng Công ty Thép Việt Nam, Hòa Phát, Hiệp hội Thép Việt Nam... về vấn đề này và đã báo cáo Chính phủ.

Trong cuộc họp báo Chính phủ diễn ra đầu tháng 6/2021, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ đã có báo cáo gửi Chính phủ đánh giá tình hình cung cầu thép, đánh giá tình hình giá thép trong khu vực và trên thế giới và đề xuất giải pháp tác động tích cực về sự tăng giá của thép hiện nay, góp phần giảm gánh nặng về nguồn vật liệu cho các doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, để từng bước điều chỉnh nguồn cung thép, bình ổn giá thép, định giá thép, tránh hiện tượng đầu cơ ép giá để trục lợi đối với các sản phẩm thép, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát và thực hiện việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; Chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi và xem xét xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Đặc biệt là tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, thao túng giá thép trên thị trường, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Ông Hải cũng cho biết, hiện Bộ Công thương cũng yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ kiến nghị ban hành các chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với các loại thép trong nước đang có nhu cầu và tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư sản xuất thép sớm đưa vào hoạt động.

Đọc thêm

Mọi người được tiếp cận bình đẳng, thụ hưởng thành quả và bảo vệ an toàn với các dịch vụ tài chính Thị trường - Tài chính

Mọi người được tiếp cận bình đẳng, thụ hưởng thành quả và bảo vệ an toàn với các dịch vụ tài chính

TTTĐ - Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tầm nhìn cho tương lai bền vững của ngành cà phê Việt Nam Kinh tế

Tầm nhìn cho tương lai bền vững của ngành cà phê Việt Nam

TTTĐ - Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ là sự kiện tôn vinh hạt cà phê Việt Nam, mà còn là diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu, tầm nhìn cho một tương lai bền vững của ngành cà phê Việt Nam.
700 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2025 Thị trường - Tài chính

700 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2025

TTTĐ - Ngành Công thương TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động, hội chợ nhằm kích cầu phát triển ngành và đồng hành cùng doanh nghiệp, ổn định và tăng tốc sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên 10%.
Giá xăng RON95-III xuống dưới 20.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III xuống dưới 20.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh từ 15 giờ ngày hôm nay (6/3), với mức giảm từ 465-762 đồng mỗi lít.
Sẽ thí điểm xây dựng, vận hành sàn giao dịch tiền ảo Kinh tế

Sẽ thí điểm xây dựng, vận hành sàn giao dịch tiền ảo

TTTĐ - Trong tháng 3, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết, cho phép thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo, tài sản ảo.
Ra mắt Fitrade - bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà đầu tư Thị trường - Tài chính

Ra mắt Fitrade - bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà đầu tư

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình tọa đàm “Báo chí dữ liệu và sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán” vừa diễn ra ngày 5/3, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang Thị trường Tài chính - Hệ thống dữ liệu Fitrade.
Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Kinh tế

Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Quảng Ninh xây dựng đề án phát triển Khu kinh tế Vân Đồn Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh xây dựng đề án phát triển Khu kinh tế Vân Đồn

TTTĐ - Định hướng phát triển được Trung ương xác định đó là xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đến năm 2030 trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, đồng thời là trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực.
Standard Chartered dự báo lãi suất sẽ tăng trong quý II để đối phó lạm phát Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo lãi suất sẽ tăng trong quý II để đối phó lạm phát

TTTĐ - Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát sẽ tăng trong thời gian tới, với mức tăng 3,8% trong tháng 2/2025, từ mức 3,6% trong tháng 1/2025.
Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì? Thị trường - Tài chính

Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?

TTTĐ - Gần 5 năm kể từ khi “Đề án Phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
Xem thêm