Các doanh nghiệp người Mỹ gốc Á chịu thiệt hại lớn trong đại dịch
Doanh thu giảm mạnh
Sau khi đóng cửa trong hai tháng vì dịch Covid-19 vào năm ngoái, Jan-Ie Low và gia đình cô đã giảm thời gian mở cửa hàng ở Las Vegas và chuyển phần lớn nhà hàng thành thành trung tâm giao đồ ăn trực tuyến.
Ra ngoài ăn tối giờ đây không còn là lựa chọn tại Las Vegas. Các hội nghị hay bữa tiệc đều bị hủy vì dịch Covid-19.
Low, là chủ nhà hàng thái có tên là SATAY Thai Bistro & Bar hơn 15 năm cho biết: “Nếu bạn không thích ứng, bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi được thực hiện, doanh số bán hàng đã giảm khoảng 50% vào năm 2020 so với năm trước đó”.
Các lệnh phong tỏa và hạn chế tụ tập đông người trong nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đã gây khó khăn đặc biệt đến các nhà hàng, cửa hàng, tiệm làm móng và các ngành dịch vụ khác, nơi phần lớn do người gốc Á làm chủ.
Nhà hàng Thái SATAY Thai Bistro & Bar chủ yếu chuyển sang bán online Satay Thai Bistro |
Theo một báo cáo được Cục Dự trữ Liên bang New York và tổ chức phi lợi nhuận AARP công bố vào tháng trước, doanh thu và hoạt động của các công ty nhỏ do người Mỹ gốc Á làm chủ kém hơn so với các công ty do người Mỹ da màu và người Mỹ gốc Tây Ban Nha làm chủ mặc dù cùng rơi vào cảnh khó khăn trong đại dịch.
Khoảng 9% doanh nghiệp do người Mỹ gốc Á sở hữu đã gặp khó khăn về tài chính vào năm 2019 - thấp hơn nhiều so với 19% doanh nghiệp da đen sở hữu và 16% doanh nghiệp do người gốc Tây Ban Nha sở hữu. Kết quả xếp hạng này dựa trên lợi nhuận, điểm tín dụng và nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp do người Mỹ gốc Á làm chủ đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn ngay từ đầu trong cuộc khủng hoảng y tế. Tính đến cuối tháng 3 năm nay,doanh số bán hàng của các doanh nghiệp người Mỹ gốc Á đã giảm hơn 60% so với một năm trước đó, lớn hơn mức giảm khoảng 50% mà các doanh nghiệp nhỏ khác phải đối mặt, theo nghiên cứu từ Viện JPMorgan Chase.
Theo ước tính khoảng 90% các công ty nhỏ thuộc sỡ hữu của người Mỹ gốc Á đã mất doanh thu vào năm ngoái, lớn hơn 85% đối với doanh nghiệp của người da màu, 81% đối với người gốc Tây Ban Nha.
Chồng chất khó khăn
Rào cản ngôn ngữ và hạn chế các mối quan hệ ngân hàng đã khiến nhiều chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận viện trợ của chính phủ.
Michael Park, chủ sở hữu của Bobby Schorr Cleaners ở Philadelphia, cho biết doanh nghiệp giặt khô mà gia đình ông sở hữu trong 34 năm chỉ kiếm được khoảng 100 USD mỗi ngày khi xảy ra đại dịch, chưa bằng một phần mười so với bình thường. “Công việc kinh doanh khởi sắc hơn một chút trong mùa hè khi mọi người trở nên thoải mái hơn khi ra ngoài, nhưng doanh số bán hàng vẫn ở mức khoảng 25% so với mức trước đại dịch”, ông tâm sự.
Ông Park đã sử dụng các khoản trợ cấp và các khoản vay kinh doanh nhỏ để trang trải các chi phí cơ bản với mục đích duy trì cửa hàng.
Jamie Lee, người làm việc cho một tổ chức phát triển cộng đồng hỗ trợ nhà ở, phát triển và các doanh nghiệp nhỏ ở khu Phố Tàu của Seattle, cho biết nhiều chủ doanh nghiệp mà cô làm việc chỉ biết đủ tiếng Anh để phục vụ khách hàng, nhưng không thể điền vào các biểu mẫu tài chính phức tạp cần thiết để tiếp cận các khoản trợ cấp và viện trợ của chính phủ, như Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP).
Tiệm làm móng phần lớn thuộc sỡ hữu của người Mỹ gốc Á bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội (Ảnh: Getty) |
Tuy nhiên, việc đăng ký khoản vay theo hình thức này khồng hề đơn giản. Low, nhà hàng Nevada Thai, cho biết việc đăng ký khoản vay theo hình thức PPP giống như việc săn tìm nhũng lốc giấy vệ sinh trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng Covid-19.
Cuối cùng, cô đã tìm được một tổ chức nhỏ sẵn sàng thụ lý đơn đăng ký vay của cô thay vì ngân hàng mà nhà hàng cô thường xuyên giao dịch.
Khó khăn chồng chất khi họ còn phải đối mặt với một nỗi sợ khác đang gia tăng vì các tội phạm thù hận liên quan đến phân biệt chủng tộc, đổ lỗi cho người Châu Á phát tán virus SARS-CoV-2.
Nạn kỳ thị chủng tộc gia tăng, tiếp tục cản trở quá trình phục hồi của các doanh nghiệp gốc Á. Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan thuộc Đại học bang California cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tội phạm thù hận nhằm vào người gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất của Mỹ đã tăng tới 150%.
Theo báo cáo do Stop Asian American Pacific Islander (AAPI), một tổ chức tổng hợp hàng đầu về các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á khi diễn ra đại dịch Covid-19, từ 19/3/2020 tới 28/2/2021, trung tâm đã nhận được báo cáo tổng cộng 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến tới các vi phạm quyền công dân.
Chủ tịch Lamar Heystek của tổ chức phi lợi nhuận ASIAN Inc bình luận: “Cộng đồng người gốc Á đang cố gắng vươn lên sau đại dịch, song đồng thời họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khác. Không cần đến một nhà kinh tế học cũng có thể thấy tình hình hiện tại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự phục hồi kinh tế nói chung”.
Theo dữ liệu từ Cục Điều tra Dân số, người gốc Á làm chủ hơn 10% tổng số doanh nghiệp ở Mỹ vào năm 2018. Các công ty này có doanh thu là 863 tỷ USD, đồng thời cung cấp việc làm cho khoảng 5,1 triệu người. Sự đóng góp này đang bị ngăn chặn vì lòng hận thù, xu hướng phân biệt đối xử và bạo lực.