Các huyện “chạy đua” hoàn thành tiêu chí để lên quận
Tổ chức tập huấn công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước Hà Nội chú trọng đào tạo học sinh có lối sống xanh, bảo vệ môi trường Kỳ họp cuối năm 2022 của HĐND TP Hà Nội sẽ khai mạc ngày 5/12 |
Theo đó, đồ án sẽ phải hoàn thành chậm nhất ngày 31/12. Trong khi đó, tiến độ đạt được tiêu chí lên quận của các địa phương đang có sự chênh lệch.
Huyện Đan Phượng hiện đã đạt được 21/27 tiêu chí. huyện Đông Anh đạt 26/27 tiêu chí, Gia Lâm đạt 25/27 tiêu chí, Hoài Đức đạt 22/27 tiêu chí và Thanh Trì đạt 24/27 tiêu chí.
Việc đưa các huyện lên cùng một lúc thì khó thành công, do đó, Hà Nội đang ưu tiên và tập trung nguồn lực để đưa Đông Anh và Gia Lâm lên quận vào năm 2023. Các huyện còn lại sẽ được xem xét để lên quận trong năm 2024-2025.
Huyện Đông Anh hiện còn thiếu một tiêu chí để lên quận là tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật. Để đạt được điều này, huyện phải đầu tư hệ thống thu gom dẫn nước thải về Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long. Tuy nhiên, dự án nhà máy trên chưa được đầu tư nên Đông Anh đề xuất cơ chế đầu tư, xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ ở một số thôn.
Huyện Đông Anh chỉ còn thiếu đúng 1 tiêu chí để lên quận |
Theo UBND huyện Đông Anh, trong năm nay, địa phương tập trung hoàn thành 81 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhằm khớp nối đồng bộ hạ tầng giữa các khu đô thị mới và khu dân cư hiện có.
Còn huyện Gia Lâm thiếu hai tiêu chí để lên quận là cơ sở y tế đô thị và cân đối thu chi ngân sách. Để giải quyết, huyện có chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng. Dự án sẽ triển khai trong năm 2023-2025 với quy mô nâng cấp, mở rộng bệnh viện từ 150 giường lên 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn.
Ngoài ra, Gia Lâm cũng cấp kinh phí đầu tư nhiều dự án khác bao gồm cải tạo, chỉnh trang ao đình, sân chơi, vườn hoa, cây xanh…
Với các huyện còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đánh giá khối lượng công việc để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt là rất lớn. Một số tiêu chí còn chưa được thống nhất giữa huyện và sở, ngành gây ra những bất cập.
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành phố xem xét, điều chỉnh lộ trình thực hiện đề án của 5 huyện. Cụ thể, huyện Đông Anh và Gia Lâm hoàn thành đề án lên quận năm 2022-2025, trong khi 3 huyện còn lại báo cáo để thành phố điều chỉnh giãn tiến độ hoàn thành đề án.
Ngoài ra, giai đoạn 2026-2030, thành phố định hướng 3 huyện lên quận gồm: Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín.