Tag

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập

BHXH & Đời sống 19/05/2018 21:55
aa
TTTĐ- Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập.

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003), trong đó cải cách chính sách tiền lương năm 1993 đã thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ và được tiếp tục điều chỉnh, cải cách từ năm 2003.

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập
Mức lương cơ sở còn thấp, chưa bảo đảm đời sống cho người hưởng lương. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung chính sách tiền lương. Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về tiền lương theo nguyên tắc coi tiền lương là giá cả sức lao động hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, người lao động có việc làm, tiền lương, thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), nước ta đã từng bước hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đã thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công khi đã bố trí đủ nguồn lực, không ban hành mới các chế độ phụ cấp theo nghề, triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm tạo cơ sở cho việc trả lương…

Bên cạnh ưu điểm và kết quả đạt được, chính sách tiền lương của ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn bình quân, cào bằng, chưa tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động; quy định mức lương bằng hệ số nhân với mức lương cơ sở còn thấp hơn khu vực doanh nghiệp, chưa bảo đảm đời sống và chưa là nguồn thu nhập chính của người hưởng lương; có quá nhiều loại phụ cấp; tiền lương tính theo chế độ thấp nhưng có nhiều trường hợp các khoản thu nhập ngoài lương từ chi phí hoạt động hành chính chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của cán bộ, công chức.

Tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp chưa phản ánh đúng quan hệ phân phối trong kinh tế thị trường, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; việc Nhà nước quy định một số nguyên tắc về xây dựng thang, bảng lương đã can thiệp vào quyền tự chủ tiền lương của doanh nghiệp; chưa phát huy được tác dụng của cơ chế thương lượng, định đoạt tiền lương giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động; cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự gắn tiền lương của người lao động với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh…

Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực của nền kinh tế còn yếu, đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế từ nước nghèo trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp; chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích lũy còn ít, nguồn lực còn hạn chế, nợ công đã ở sát giới hạn cho phép, không còn nhiều dư địa chính sách, trong khi phải ưu tiên bố trí ngân sách cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh…

Tuy nhiên, nhìn một cách nghiêm túc và bao quát, có thể khẳng định nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tiền lương là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc hoạch định, điều chỉnh chính sách rất khó và dễ phát sinh những bất hợp lý; việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm do tư duy đổi mới chưa theo kịp sự phát triển, còn tư tưởng bình quân, cào bằng; chưa có nghiên cứu toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao; số lượng đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, làm cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước quá lớn và ngày càng tăng.

Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định biên chế và trả lương. Nguồn kinh phí được giao tự chủ trong tổng chi ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa hợp lý, dẫn đến việc sử dụng các khoản chi hoạt động hành hành chính để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức khá lớn và trở thành phổ biến.

Chưa phân biệt rõ chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi người có công; việc điều chỉnh tiền lương gắn với điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công dẫn đến thay đổi lộ trình của từng chính sách.

Chưa phân định rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp, giữa đại diện chủ sở hữu với ban hành điều hành doanh nghiệp trong quản lý, giám sát tiền lương tại doanh nghiệp.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và việc phát huy vai trò của tổ chức công đoàn còn hạn chế.

Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao, nhất là về việc đổi mới tổ chức, quản lý và cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ phí (giá) dịch vụ.


PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam





Tin liên quan

Đọc thêm

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh Xã hội

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng đầu năm 2024, công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Hà Nội tiếp tục có nhiều khởi sắc. Nổi bật là diện bao phủ BHYT, BHXH, nhất là BHXH tự nguyện tăng cao cho thấy niềm tin của người dân, người lao động, doanh nghiệp vào chính sách được nâng cao.
Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão Xã hội

Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức chương trình tặng sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho các hộ dân trên địa bàn TP Hạ Long có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra.
Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH BHXH & Đời sống

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH

TTTĐ - Ngày 17/10, BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID - BHXH số cho con mình.
Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3 Xã hội

Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Văn Thi (ở tổ 5, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) - người đã có hành động dũng cảm, hy sinh tính mạng khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ và chống lụt trong cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình

TTTĐ - Trong những năm gần đây, việc phát triển số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế, xã hội quan trọng của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội. Mục tiêu hướng đến là thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT, mọi người dân đều được tham gia và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số BHXH & Đời sống

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số

TTTĐ - Những kết quả chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, góp phần kiến tạo và xây dựng ngành BHXH Việt Nam theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.
BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Xem thêm