Tag

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

Doanh nghiệp 09/05/2025 16:07
aa
TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Chiều 9/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 9, Thời báo Ngân hàng phối hợp tổ chức diễn đàn: “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh”.

Dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt tới 80.870 tỷ đồng

Tại diễn đàn, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trở thành xu thế toàn cầu, trong đó, với chuyển đổi xanh doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với áp lực tuân thủ tiêu chuẩn môi trường – xã hội ngày một cao, trong khi chi phí đầu tư xanh và khó khăn tiếp cận vốn vẫn là trở ngại lớn. Tài chính xanh đóng vai trò then chốt, cung cấp nguồn vốn ưu đãi trung dài hạn, giúp doanh nghiệp vượt rào cản và mở ra cơ hội đầu tư vào các dự án bền vững.

Theo ông Lâm, BIDV là một trong những định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, với tổng dư nợ tín dụng đạt trên 2 triệu tỷ đồng, ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế – từ phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng đến sản xuất công nghiệp và công nghệ cao.

BIDV không chỉ là trụ cột trong hệ thống tài chính quốc gia mà còn tiên phong trong hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín ngân hàng Việt Nam toàn cầu. BIDV là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Moody’s xếp hạng tín nhiệm quốc tế và duy trì liên tục 20 năm. Năm 2024, Moody’s xếp hạng BIDV ở mức Ba2 với triển vọng ổn định, thuộc nhóm dẫn đầu tại Việt Nam.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đồng thời, BIDV cũng được Forbes Việt Nam vinh danh trong top 50 Công ty niêm yết tốt nhất và lần đầu tiên có mặt trong danh sách 1.000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Những thành tựu này khẳng định năng lực tài chính, uy tín thương hiệu quốc tế và vị thế của BIDV.

Ông Lâm cho biết, thực hiện cam kết phát triển bền vững, BIDV đã triển khai 3 định hướng chiến lược trọng yếu: Chuyển đổi toàn diện và tinh giản quy trình; Phát triển bền vững và thực hành ESG; Đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ sinh thái số.

Lộ trình ESG được BIDV kiên định thực hiện từ năm 2018, với việc xây dựng định hướng tín dụng xanh và tiên phong áp dụng Khung Quản lý Rủi ro Môi trường - Xã hội cho dự án sử dụng nguồn vốn quốc tế. Giai đoạn 2022–2024 ghi dấu bước tiến mạnh mẽ của BIDV với việc thành lập Ban QLDA Tài chính Bền vững; tích hợp quản lý rủi ro môi trường vào quy trình tín dụng, ban hành các Khung tài chính bền vững; thành lập Ban Chỉ đạo Chiến lược ESG do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm Trưởng ban; triển khai các sản phẩm tín dụng xanh theo ngành, khoản vay liên kết bền vững; xây dựng báo cáo phát triển bền vững độc lập theo chuẩn toàn cầu GRI, triển khai thuê E&Y tư vấn chiến lược tổng thể ESG, triển khai dự án đo lường phát thải khí nhà kính…

Nhờ triển khai đồng bộ, tính đến ngày 31/12/2024, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt tới 80.870 tỷ đồng – chiếm hơn 12% dư nợ tín dụng xanh toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng cũng đã tài trợ tín dụng xanh cho 1.600 khách hàng với 1.982 dự án/phương án, trong đó dư nợ các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt gần 60.000 tỷ đồng, chiếm 74%; dư nợ công trình xanh đạt 6.500 tỷ, chiếm 8%; dư nợ khu công nghiệp xanh đạt 1.736 tỷ đồng, chiếm 2% và dư nợ nước sạch đạt 1.174 tỷ đồng, chiếm 1,5%.

Đồng thời, BIDV đã huy động 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh, 3.000 tỷ đồng trái phiếu bền vững và 5.000 tỷ đồng tiền gửi xanh.

"Những kết quả này khẳng định vai trò tiên phong của BIDV trong phát triển tài chính xanh và thực hành ESG tại Việt Nam", ông Lâm nói.

Không chỉ là chiến lược kinh doanh mà còn là trách nhiệm

Nhận thức rõ vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, BIDV đã tiên phong triển khai các gói tín dụng xanh với quy mô lớn, cơ chế ưu đãi linh hoạt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trao đổi bên lề diễn đàn.

Trong đó, nổi bật là gói tín dụng trung dài hạn ưu đãi quy mô 75.000 tỷ đồng, tập trung cho các lĩnh vực then chốt như năng lượng tái tạo, xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu chế xuất, và phát triển cơ sở hạ tầng logistic.

Ngoài ra, BIDV phát triển thêm các gói tín dụng chuyên biệt theo ngành, như gói tín dụng công trình xanh với quy mô 10.000 tỷ đồng, Gói tín dụng nước sạch, với dư nợ tối đa 5.000 tỷ đồng, gói tín dụng xanh cho ngành dệt may 3.000 tỷ đồng và 50 triệu USD. Đặc biệt, BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong phát triển khoản vay liên kết bền vững (SLL), gắn mức lãi suất với mức độ hoàn thành các Mục tiêu hiệu quả bền vững.

Tất cả các sản phẩm tín dụng xanh, bền vững của BIDV đều tuân thủ các khung nguyên tắc quốc tế, được Moody’s đánh giá mức SQS2 – “Very Good, Rất tốt”, và đi kèm với quy trình thẩm định ESG chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh và phát triển bền vững.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vốn, BIDV đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua các dịch vụ tư vấn chuyên sâu và cung cấp thông tin cập nhật về ESG, bao gồm hỗ trợ xây dựng chiến lược chuyển đổi xanh, lập kế hoạch cải thiện hiệu suất môi trường – xã hội, cập nhật chính sách, quy định và xu hướng thị trường tài chính xanh trong nước và quốc tế.

BIDV cũng đóng vai trò kết nối và phát triển hệ sinh thái đối tác ESG đa ngành. Chúng tôi xây dựng mạng lưới hợp tác với các đơn vị tư vấn, kiểm toán, tổ chức cấp chứng chỉ ESG uy tín, các nhà cung cấp công nghệ xanh – giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực phù hợp và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, BIDV mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính và phát triển đa phương như WB, ADB, IFC, GIZ, USAID để tiếp nhận nguồn vốn ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững, BIDV nhận thấy vai trò của các tổ chức tài chính là lực đẩy quan trọng kiến tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi thành công. Trên tinh thần đó, đại diện BIDV đề xuất 2 nhóm giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý: Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch.

Theo ông Lâm, mặc dù Thông tư số 05/2025/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) đã bước đầu đưa ra những hướng dẫn quan trọng về phát triển khu công nghiệp sinh thái, song để thực sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần những chính sách mạnh mẽ và đồng bộ hơn như các cơ chế ưu đãi mang tính đột phá về thuế, tín dụng và đầu tư đối với doanh nghiệp có dự án xanh, doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để khuyến khích nhà đầu tư tài trợ vốn, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các dự án xanh, bền vững, đồng thời nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư xanh quốc gia với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân. Cùng với đó, cần đẩy mạnh ưu đãi nghiên cứu – phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ sạch, và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp: Để tiếp cận hiệu quả các nguồn tài chính xanh, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp, tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh, tuân thủ các tiêu chuẩn xanh, minh bạch trong báo cáo và dữ liệu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh, nâng cao năng lực quản trị và báo cáo ESG là nền tảng giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết phát triển bền vững, tránh nguy cơ "greenwashing" và gia tăng niềm tin với các tổ chức tài chính.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, số hóa quy trình sản xuất và quản lý để tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phát thải và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Việc hợp tác với các tổ chức tài chính, đối tác công nghệ và tổ chức hỗ trợ chuyển đổi xanh, cùng với đào tạo nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân sự, sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực nội tại và tạo nền tảng vững chắc trong hành trình hướng tới phát triển xanh và bền vững.

"Phát triển tài chính xanh đối với BIDV không chỉ là một chiến lược kinh doanh mà còn là trách nhiệm của chúng tôi đối với cộng đồng, xã hội và môi trường. BIDV sẽ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt trong việc phát triển các sản phẩm tài chính xanh, đồng hành cùng các đối tác trong hành trình phát triển bền vững", ông Lâm chia sẻ.

Đọc thêm

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Xem thêm