Tag

Cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Tin tức 02/11/2020 21:05
aa
TTTĐ - Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Ba nhóm chính sách được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm phân tích gồm cơ chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; Cơ chế bảo đảm hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc và khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện tự nguyện; Quy định về phòng, chống ma túy bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Để quản lý người nghiện ma túy hiệu quả hơn Tuổi trẻ chung tay xây dựng xã phường không có tệ nạn ma túy

Người nghiện ma túy cần phải quản lý đặc biệt

Đề nghị chuẩn hoá nhiều khái niệm trong dự thảo Luật, ĐB Dương Ngọc Hải (tổ TP Hồ Chí Minh) phân tích: “Cần thống nhất quan niệm người sử dụng trái phép chất ma tuý có phải là người bệnh thuần túy hay là đang vi phạm pháp luật? Không rõ thì khó định hình quan điểm xử lý”.

Đồng tình với ĐB Dương Ngọc Hải, một số ĐB thuộc tổ ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần xác định người nghiện ma túy là bệnh nhân đặc biệt. “Tương tự như bệnh tâm thần, người nghiện ma túy cần được quản lý đặc biệt và có giải pháp điều trị riêng”, ĐB Ngô Minh Châu nhận định. Thực tế, theo ĐB, có đến 70% tội phạm cướp giật là người nghiện ma túy; Bên cạnh đó nghiện ma túy cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, thậm chí là phạm tội rất nghiêm trọng.

ĐB Ngô Minh Châu (TP.HCM) phát biểu tại phiên họp tổ chiều 2/11
ĐB Ngô Minh Châu (TP HCM) phát biểu tại phiên họp tổ chiều 2/11

Theo ĐB Ngô Minh Châu, hình thức cai nghiện tại cộng đồng không đạt hiệu quả cao, phần lớn đều tái nghiện, chưa kể dễ làm phát sinh người nghiện mới.

“Cần hiểu cai nghiện tập trung chính là giải pháp nhân đạo với người nghiện vì bệnh nhân nhanh chóng cắt cơn và được chăm sóc bởi những người có chuyên môn. Vấn đề là phải đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn và sau cai nghiện đó cần có khu định cư kinh tế mới để người ta sống, lao động. Đây là vấn đề chưa được nêu trong luật”, ĐB Ngô Minh Châu nói.

Cho rằng quy định “cai nghiện tại cộng đồng” như quy định tại dự thảo Luật không rõ thời gian, không có chế tài, ĐB đề nghị nếu người nghiện không tự giác thì phải có biện pháp cưỡng chế.

ĐB Đào Thanh Hải (đoàn Hà Nội) đánh giá Luật Phòng, chống ma túy khi ban hành năm 2000 tạo ra nhiều biến đổi tích cực.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, trước sự biến đổi của tình hình tội phạm, đặc biệt tình hình tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, việc sử dụng ma túy không chỉ đơn thuần là chích, hút, hít và xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp khác… mà việc kiểm soát con nghiện hiện thực chất không còn hiệu quả.

Để giải quyết thực trạng nhức nhối trong quản lý con nghiện, theo Phó Giám đốc CATP Hà Nội, cần có biện pháp cụ thể, quy định chế tài nặng hơn, kiên quyết để ngăn chặn và đẩy lùi hoàn toàn nạn ma túy và việc sửa đổi, bổ sung luật lần này là kịp thời, phù hợp với tình hình mới.

“Hiện thống kê thấy lượng ma túy nhập lậu vào Việt Nam rất lớn, nếu chúng ta không có sự thay đổi sẽ có khó khăn trong phòng chống ma túy”, ĐB Đào Thanh Hải nhấn mạnh.

Cũng theo Thiếu tướng Đào Thanh Hải, việc sửa đổi, bổ sung các điều luật phòng chống ma túy lần này sẽ giúp có sự tương đồng với các nước, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, giúp giải quyết được một số vấn đề liên quan.

ĐB Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi) cho rằng quy định hiện hành về xử phạt hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý từ 500 nghìn - 1 triệu đồng là không đủ răn đe, do vậy, đại biểu đề nghị nâng chế tài cũng như bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi pha trộn các chất gây nghiện.

ĐB Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội) đánh giá dự thảo luật sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Ông Chiến kiến nghị lần sửa luật này phải có quy định cụ thể khắc phục tình trạng khi Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 không coi việc sử dụng trái phép chất ma túy là hình sự mà chỉ xử phạt hành chính.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu thảo luận tổ, chiều 2/11
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu thảo luận tổ, chiều 2/11

Không để bị ảnh hưởng bởi xu hướng hợp pháp hóa ma túy

Phát biểu thảo luận, làm rõ thêm ý kiến các đại biểu nêu, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý ngày càng phát triển, diễn biến phức tạp trong khi Luật Phòng, chống ma tuý sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, gây khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng chống ma tuý.

Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống ma túy và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Nếu vấn đề “Đối xử như thế nào với tội phạm về ma túy” được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, một số nước kinh tế phát triển có xu hướng “hợp pháp hóa” về ma túy, xem người nghiện là người bệnh.

Hằng năm, Chính phủ các nước này phải nhập một lượng ma túy nhất định để cung cấp cho đối tượng này. Xu hướng này hiện đã tác động tới nhiều quốc gia khác.

Đối với Việt Nam, chúng ta cũng đã chấp nhận một phần, ví dụ như coi người sử dụng ma túy là người bệnh, không vi phạm pháp luật… Tuy nhiên quan điểm này làm tăng số lượng người nghiện ma túy, khi nguồn “cầu” lớn mà không khống chế được sẽ dẫn đến Việt Nam trở thành địa bàn sử dụng ma túy, trong khi nguồn cung trên thế giới là vô tận.

“Quan điểm là không để bị ảnh hưởng bởi xu hướng hợp pháp hóa ma túy. Chúng ta không chấp nhận có ma túy, các hành vi liên quan đến ma túy đều phải xử lý”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh và cho biết lần này sửa Luật Phòng, chống ma tuý đã bổ sung nhiều quy định nhằm tăng chế tài xử phạt hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, theo đúng tinh thần của Chỉ thị 36 Bộ Chính trị.

Cùng với đó, những bất cập, khó khăn trong công tác phòng chống ma túy, quản lý người nghiện ma túy… mà luật hiện hành chưa xử lý được cũng đã được sửa đổi, bổ sung bằng các quy định mới, phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Dự thảo luật có quy định những biện pháp cai nghiện, điều trị hợp lý, tính đến quyền con người. Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối của đại đa số người dân là quan trọng và phải đặt cao hơn cá nhân. Trong việc xử lý tội phạm, người sử dụng trái phép ma túy, dự luật cũng rất tôn trọng, xem xét thấu đáo về quyền con người”, Đại tướng Tô Lâm nói.

Đọc thêm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Chiều 26/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.
Tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đúng tầm, phù hợp Tin tức

Tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đúng tầm, phù hợp

TTTĐ - Ngày 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban Tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và lão thành cách mạng Tin tức

Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và lão thành cách mạng

TTTĐ - Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng và cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tri ân các nhân chứng lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Tri ân các nhân chứng lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chiều 26/9, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đi thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân người trực tiếp tiếp quản Thủ đô Tin tức

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân người trực tiếp tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết như vậy khi tới đã thăm, động viên và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công tại huyện Hoài Đức chiều nay (26/9), nhân kỷ niệm 70 ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại quận Tây Hồ Tin tức

Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại quận Tây Hồ

TTTĐ - Chiều 26/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn quận Tây Hồ, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tri ân, biết ơn sâu sắc chiến sĩ trực tiếp giải phóng Thủ đô Tin tức

Tri ân, biết ơn sâu sắc chiến sĩ trực tiếp giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chiều 26/9, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô, hiện thường trú trên địa bàn quận Long Biên.
Hà Nội sẽ xem xét các chính sách đầu tư công trình hồ đập Tin tức

Hà Nội sẽ xem xét các chính sách đầu tư công trình hồ đập

TTTĐ - Trước ý kiến của cử tri quan tâm tới các giải pháp hỗ trợ Nhân dân và khắc phục bão số 3, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp chuyên đề của HĐND TP vào đầu tháng 10 tới sẽ xem xét một số chính sách cho ngành nông nghiệp, chính sách đầu tư công trình, hồ đập, an sinh xã hội...
Biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh cho giải phóng Thủ đô Tin tức

Biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh cho giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1054 -10/10/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đã tới thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu, trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô đang sinh sống tại quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ.
"Đất lành, chim đậu" minh chứng cho sự phát triển của Bình Dương Tin tức

"Đất lành, chim đậu" minh chứng cho sự phát triển của Bình Dương

TTTĐ - "Đất lành, chim đậu" minh chứng cho sự phát triển của Bình Dương đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Xem thêm