Tag

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

Bảo vệ người tiêu dùng 31/05/2024 17:00
aa
TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Hơn 400 nạn nhân “sập bẫy” lừa đảo đa cấp Nghệ An: Nữ giám đốc "tung chiêu" lừa đảo, hơn 500 người "sập bẫy" Cảnh giác những chiêu trò "môi giới việc làm" lừa đảo tân sinh viên

Cam kết trên giấy

Mới đây, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn tố cáo và cầu cứu của một số bạn đọc phản ánh về việc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Khang Linh (gọi tắt là Công ty Khang Linh; địa chỉ đăng ký hoạt động: 70bis Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc ký hợp đồng môi giới, bán kỳ nghỉ du lịch cho nhiều khách hàng nhưng không thực hiện đúng cam kết, không giải quyết quyền lợi cho khách hàng.

Trủ sở Công ty Khang Linh tại địa chỉ: 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM nay đã chuyển đi nơi khác
Trụ sở Công ty Khang Linh tại địa chỉ: 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh nay đã chuyển đi nơi khác

Cụ thể, trong đơn gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Đ.V.P (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Tháng 1/2022, ông P có ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Du lịch Crystal Bay mua thẻ du lịch Crystal Bay với giá 231 triệu đồng. Thẻ có giá trị sử dụng 23 năm (trong đó có 3 năm được ưu đãi).

Theo ông P, mục đích mua thẻ du lịch là để cho bố mẹ ông ở quê đi nghỉ dưỡng hàng năm. Tuy nhiên, mới sử dụng được một năm thì mẹ ông P không may bị ngã gãy chân nên không còn khả năng đi lại được. Bố mẹ ông P muốn bán thẻ du lịch trên để lấy tiền chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.

Lúc này, một người đàn ông giới thiệu tên Trần Văn Tú, xưng là nhân viên của Công ty Khang Linh đã liên hệ ông P để môi giới bán hợp đồng kỳ nghỉ của Crystal Bay với lời hứa có sẵn khách mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc môi giới mua bán.

Giấy xác nhận đặt cọc của khách hàng với Công ty Khang Linh
Giấy xác nhận đặt cọc của khách hàng với Công ty Khang Linh

Qua nhiều lần tiếp xúc với ông Trần Văn Tú và bà Nguyễn Quỳnh Thu (xưng là quản lý), ông P đã đồng ý ký với Công ty Khang Linh về việc môi giới bán hợp đồng kỳ nghỉ của Crystal Bay. Trách nhiệm của ông P là đặt cọc trước 55 triệu đồng và được nhận lại số tiền này sau khi hợp đồng thực hiện xong.

Về phía Công ty Khang Linh, đơn vị này sẽ môi giới bán hợp đồng kỳ nghỉ du lịch của Crystal Bay với giá thấp nhất là 600 triệu đồng. Nếu không thực hiện được, công ty sẽ hoàn tiền cọc và hỗ trợ mua lại hợp đồng hoặc đền bù 20% giá trị hợp đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng từ 10 - 15 ngày kể từ ngày ký (ngày 8/12/2023).

Cam kết là vậy nhưng theo ông P, đến nay, Công ty Khang Linh vẫn không thực hiện giao kết hợp đồng như đã ký.

Ông P đã nhiều lần liên hệ với Công ty Khang Linh nhưng đều không liên lạc được. Đến trực tiếp địa chỉ chi nhánh ở 81 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội thì được biết công ty đã chuyển đi nơi khác.

Tương tự, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh (số 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1) cũng được dán thông báo “Khang Linh đã chuyển văn phòng”. Hiện tại, ông P không biết công ty này chuyển đi đâu.

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch
Chi nhánh Công ty Khang Linh tại 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1 được dán biển "đã chuyển văn phòng", không biết chuyển đi đâu

Trước việc làm "mờ ám" của Công ty Khang Linh, ông P nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ; đồng thời cảnh báo cho người dân biết về những hoạt động của công ty này.

Cũng theo ông P, trong khi chờ kết quả từ cơ quan điều tra, đầu tháng 5/2024, ông bất ngờ nhận được điện thoại của một người giới thiệu tên Mai Anh, xưng là nhân viên chuyên hỗ trợ sang nhượng hợp đồng nghỉ dưỡng du lịch. Người này giới thiệu rằng có khách thiện chí muốn mua và ngỏ ý sẽ hỗ trợ ông P sang nhượng hợp đồng này cho người khác.

Khi ông P hỏi giá dự kiến của từng hợp đồng thì Mai Anh cho biết, đối với hợp đồng nghỉ dưỡng Crystal Bay là 700 triệu đồng; Alma (loại căn hộ) sẽ từ 450 - 520 triệu đồng, Villa là từ 920 - 2 tỷ đồng, Green Holiday là 450 triệu đồng, New Land Travel là 380 triệu đồng… và tùy vào số năm của từng thẻ.

Mặc dù biết việc mua bán này khó khả thi nhưng với mục đích tìm hiểu nên ông P đồng ý hẹn gặp Mai Anh để trao đổi.

Ngày 11/5, theo lịch, ông P được Mai Anh hẹn đến địa chỉ: Số 31 ngõ 135 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Bất ngờ, đây chính là chi nhánh của Công ty Khang Linh vừa được chuyển từ 81 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm về được khoảng 1 tháng.

Quá trình trao đổi, ông P được biết hiện Công ty Khang Linh đang bán kỳ nghỉ du lịch Crystal Bay với giá 700 triệu đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng từ 2 - 3 tháng. Công ty Khang Linh cam kết nếu quá thời gian trên mà chưa bán được thì mua lại hoặc đền bù 20% giá trị hợp đồng và hoàn trả 55 triệu đồng đã đặt cọc.

Cũng theo ông P, khi vừa trao đổi với Mai Anh xong thì người này nhận được tin nhắn của một ai đó, rồi lấy lý do quản lý không có ở đây nên kết thúc buổi làm việc.

Ông P nghi ngờ trong hệ thống cập nhật thông tin cho Mai Anh biết việc ông đã từng ký hợp đồng với Công ty Khang Linh nhưng công ty chưa thực hiện nên vội kết thúc buổi trao đổi. Kể từ đó đến nay, ông P không thể liên lạc được với người tên Mai Anh này nữa.

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch
Công ty Khang Linh hoạt động mập mờ, có dấu hiệu "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", khiến nhiều người lo lắng

Chung kịch bản

Theo tìm hiểu của phóng viên, không riêng trường hợp ông P, hiện có rất nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Đơn cử như trường hợp bà N.T.N.T (trú tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cũng là chủ sở hữu thẻ du lịch Crystal Bay (loại thẻ có thời hạn 15 năm).

Ngày 12/10/2023, bà T được nhân viên của Công ty Khang Linh tên Trần Băng Tâm gọi điện báo là cần thu mua hợp đồng nghỉ dưỡng Crystal Bay của bà. Ngay sau đó, bà T đến trực tiếp chi nhánh công ty tại địa chỉ 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, Quận 1 để gặp người này.

Tại đây, Trần Băng Tâm giới thiệu Lê Phạm Hoàng Minh, xưng là quản lý công ty đến để nói chuyện với bà T. Qua trao đổi, Minh nói rằng sẽ tìm kiếm khách hàng để mua lại hợp đồng của bà T, đồng thời đưa ra 2 trường hợp để lựa chọn.

Trường hợp 1: Công ty Khang Linh sẽ ưu tiên tìm kiếm khách hàng cho bà T trong vòng 7 tháng để sang nhượng hợp đồng với giá trị 300 triệu đồng. Còn bà T sẽ phải đóng cọc 75 triệu đồng cho công ty, sau khi sang nhượng thành công sẽ hoàn lại 100% tiền cọc. Công ty Khang Linh sẽ nhận 5% giá trị hợp đồng trên tổng số tiền sang nhượng.

Trường hợp 2: Bà T phải ký gửi trong 2 năm, khi nào sang nhượng thành công thì Công ty Khang Linh sẽ nhận 10% giá trị hợp đồng và không cần phải đóng tiền cọc. Nếu không sang nhượng được thì Công ty Khang Linh sẽ mua lại hợp đồng với giá như trên.

Vì muốn bán nhanh hợp đồng, bà T quyết định chọn phương án thứ nhất và đóng cọc cho Công ty Khang Linh số tiền 75 triệu đồng.

Ngày 13/10/2023, bà T và Công ty Khang Linh tiến hành ký hợp đồng môi giới với nội dung cụ thể như sau: “Sang nhượng hợp đồng Crystal Bay với giá 300 triệu đồng; đẩy nhanh sang nhượng trong 7 tháng kể từ ngày ký hợp đồng; hỗ trợ hoàn cọc 100% khi sang nhượng thành công; hỗ trợ mua lại hợp đồng Crystal Bay theo giá như trên nếu bên A (Công ty Khang Linh) vi phạm hợp đồng môi giới”.

Theo bà T, sau khi ký hợp đồng môi giới với Công ty Khang Linh, ngày 9/3/2024, bà T đến văn phòng Công ty Crystal Bay để bảo lưu kỳ nghỉ và được nhân viên ở đây cho biết có rất nhiều khách hàng của Crystal Bay bị lừa như vậy.

Tương tự, chị N.H.N (trú quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cũng là "nạn nhân" của Công ty Khang Linh khi ký hợp đồng môi giới sang nhượng kỳ nghỉ du lịch ALMA với giá lên tới 623 triệu đồng và đã đóng cọc 80 triệu đồng cho công ty này. Tuy nhiên, gần một năm qua Công ty Khang Linh vẫn không thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết.

Chia sẻ với phóng viên, những khách hàng này cho biết, họ tỏ ra vô cùng bất an khi biết có nhiều người rơi vào hoàn cảnh tương tự. Họ không thể liên lạc được với Công ty Khang Linh và cũng không biết được công ty này hiện đang ở đâu. Mỗi lần thay đổi địa chỉ, Công ty Khang Linh đều không thông báo cho khách hàng biết.

Nội dung hợp đồng môi giới được Công ty Khang Linh ký với khách hàng
Nội dung hợp đồng môi giới được Công ty Khang Linh ký với khách hàng

Để làm rõ sự việc, liên tiếp những ngày qua phóng viên đã nhiều lần liên hệ đến Công ty Khang Linh theo số điện thoại đăng ký trên giấy phép kinh doanh và số hotline công ty nhưng đều không liên lạc được.

Phóng viên tiếp tục tìm đến các địa chỉ tại 207/6 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1 và 70bis Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, quận Gò Vấp nhưng ở đây không có Công ty Khang Linh hoạt động.

Tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử Tổng Cục thuế cho thấy, cả 2 địa chỉ tại: 70bis Nguyễn Văn Lượng (TP Hồ Chí Minh) và 81 Trần Quốc Toản (TP Hà Nội) đều hiển thị trạng thái “NNT (người nộp thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”.

Cả 2 địa chỉ tại: 70bis Nguyễn Văn Lượng (TP HCM) và 81 Trần Quốc Toản (Hà Nội) đều hiện thị trạng thái “NNT (người nộp thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”.
Cả 2 địa chỉ Công ty Khang Linh đăng ký: 70bis Nguyễn Văn Lượng (TP Hồ Chí Minh) và 81 Trần Quốc Toản (TP Hà Nội) đều hiển thị trạng thái “NNT (người nộp thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”

Phóng viên cũng đã liên hệ đến Công an quận Gò Vấp và Công an Quận 1 để tìm hiểu, hiện đang chờ phản hồi từ các cơ quan này.

Trước đó, chuyên trang https://phapluat.tuoitrethudo.vn/, cũng từng có bài viết “Cảnh báo từ việc đặt cọc sang nhượng lại kỳ nghỉ dưỡng” liên quan đến Công ty Khang Linh.

Bài viết cho biết, có đến 23 khách hàng là chủ sở hữu kỳ nghỉ dưỡng cao cấp tại các đơn vị như: Crystal Bay, Alma, Cocobay… vì nhiều lý do khác nhau nên có nhu cầu cho thuê hoặc sang nhượng lại hợp đồng nghỉ dưỡng cho khách hàng khác nên đã để Công ty Khang Linh đứng ra ký hợp đồng môi giới về việc chuyển nhượng này.

Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đặt cọc của 23 khách hàng này thì đến tháng 2/2023, Công ty Khang Linh - Chi nhánh tại Hà Nội bất ngờ dừng hoạt động khiến nhiều người bất an, lo lắng.

Sau đó, vụ việc cũng được những người này gửi đơn đến cơ quan Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) và phía công an đã tiếp nhận nội dung này để vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Trọng Vũ

Đọc thêm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Xem thêm