Câu chuyện chuyển đổi số tại Singapore và Hàn Quốc
Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, cải cách hành chính |
Yếu tố con người
Hành trình số hóa tại Singapore đã được khởi động từ 30 năm trước, khi đảo quốc sư tử bắt đầu tạo lập các kho dữ liệu trên máy tính.
Các giai đoạn tiếp theo, Chính phủ Singapore triển khai các dịch vụ online và tích hợp dữ liệu số. Đặc biệt từ năm 2017, Singapore đẩy mạnh phát triển chuyển đổi số và coi đây là một chương trình quan trọng mang tầm quốc gia.
Nhóm công tác quốc gia thông minh và chuyển đổi số đã được thành lập, quy tụ những chuyên gia nòng cốt của các bộ ngành tham gia, triển khai đồng bộ nhiều bộ phận, lĩnh vực dưới sự giám sát của Hội đồng các Bộ trưởng.
Yếu tố con người được Chính phủ Singapore đặt lên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, lãnh đạo các bộ phận phải có sự quyết tâm cao, nhiều kinh nghiệm về công nghệ và tầm nhìn để có thể ứng dụng vào thực tế.
“Những người đứng đầu được lựa chọn cẩn trọng. Họ là những đầu tàu quyết định tốc độ số hóa. Do đó, lãnh đạo các bộ phận đều là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về công nghệ và tầm nhìn những chiến lược thực tế”, ông Chan Cheow Hoe, Giám đốc Công nghệ Kỹ thuật số của Chính phủ Singapore nhấn mạnh.
![]() |
Tại sân bay Changi của Singapore, công nghệ nhận diện khuôn mặt và mống mắt đã thay thế nhận diện bằng vân tay tại các cổng xuất nhập cảnh nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc (Ảnh: Straitstimes) |
Trong tương lai dài hạn, để đảm bảo nguồn cung nhân lực tiềm năng này, Chính phủ Singapore thực hiện song song nhiều nhiệm vụ như: Tạo các chương trình cho giới trẻ tìm hiểu công nghệ từ sớm; Xây dựng các chiến lược ươm mầm tài năng; Phát triển cộng đồng nghiên cứu trong học sinh, sinh viên; Trao học bổng kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, Singpore còn cho rằng quá trình chuyển đổi số cần phải tiếp cận theo hướng lấy người dân làm trung tâm để thiết kế sản phẩm hay dịch vụ từ góc nhìn nhu cầu sử dụng dịch vụ của một công dân trong đời sống hay quá trình xin phép mở kinh doanh.
Trên thực tế, một trong những thành công trong quá trình chuyển đổi số của Singapore là đã tạo được các “hành trình dịch vụ”.
Đây là quy trình giúp người dân có thể tiếp cận các loại dịch vụ bất kỳ một cách dễ dàng. Chỉ bằng các ứng dụng trên thiết bị di động hoặc máy tính, người dân Singapore có thể thực hành nhiều thủ tục mà không tốn nhiều thời gian đi lại.
Ông Dominic Chan, Giám đốc Chương trình Dịch vụ công “Cuộc sống Singapore” (LifeSG), thuộc Cơ quan Công nghệ Chính phủ Singapore chia sẻ, để mỗi “hành trình” mang tính thực tế, bộ phận phát triển giải pháp phải trải qua 5 bước, bao gồm: Trao đổi với người dân; Trải nghiệm thật; Xác định vấn đề; Thiết kế kế lại quy trình và số hóa phù hợp. Hơn 1.000 cán bộ ở 50 cơ quan cũng đã được đào tạo để hỗ trợ cho các chương trình này.
Đến nay, LifeSG ghi nhận hơn 210.000 lượt tải với hơn 150 loại dịch vụ khác nhau. “Khi chuyển đổi số, chúng tôi luôn xác định đâu là vấn đề người ta quan tâm nhiều nhất và làm sao để người dân thuận tiện nhất. Chúng tôi làm cần nhìn vấn đề theo con mắt của người dân chứ không phải của một người làm cho Chính phủ”, ông Dominic Chan nhấn mạnh.
Tập trung đào tạo AI và khoa học công nghệ
Hàn Quốc đã có sự phát triển thần kỳ. Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, Hàn Quốc hiện đứng thứ 21 trên tổng số 205 nước trên thế giới với tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 30.000 USD, đứng thứ 30 toàn cầu.
Hàn Quốc luôn xác định khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển nhanh, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế đất nước và đặc biệt là quá trình chuyển đổi số. Do đó, xứ sở kim chi đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển khoa học công nghệ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in coi chuyển đổi số, xây dựng các thành phố thông minh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hàn Quốc.
![]() |
Chuyển đổi số giúp Hàn Quốc bứt phá mạnh mẽ (Ảnh: Korea Bizwire) |
Ngày nay, Hàn Quốc không những đã vượt qua giai đoạn nhập khẩu công nghệ mà còn vươn lên trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sáng tạo và xuất khẩu công nghệ. Công nghệ của Hàn Quốc có sự phát triển mạnh mẽ, đạt tới trình độ cao, tiên tiến trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo và ứng dụng nhiều công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0… Hàn Quốc thực hiện việc chuyển đổi số trong các ngành kinh tế, các sản phẩm chủ lực của mình.
Các yếu tố như đầu tư quốc tế, phát triển công nghệ, lực lượng lao động trong nước và hệ thống chính sách xã hội đươc Hàn Quốc coi là chìa khóa giúp một nền kinh tế bật lên vị thế hàng đầu.
Hồi đầu tháng 1 năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc công bố kế hoạch
đầu tư 262,6 tỷ won (242 triệu USD) nhằm tăng cường đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm trong năm 2021.
Đây là một phần trong chương trình thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số mang tên “Thỏa thuận mới”, được đưa ra trong năm 2020.
Theo kế hoạch trên, khoảng 16.000 chuyên gia trong lĩnh vực AI và phần mềm sẽ được đào tạo trong năm 2021. Kế hoạch này như một phần của mục tiêu có được 100.000 lao động kỹ thuật cao trong các ngành vào năm 2025.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc còn có kế hoạch đưa thêm 2 chương trình đào tạo chuyên về AI sau đại học trong năm nay, nâng tổng số chương trình dạng này lên 10; Cung cấp hỗ trợ cho 42 phòng thí nghiệm phần mềm, tập trung vào công nghệ AI và dữ liệu lớn (big data).
Ngoài ra, Bộ này cũng sẽ chỉ định khoảng 500 trường tiểu học và trung học cơ sở đào tạo về AI; Thành lập một trường tập trung vào lĩnh vực phần mềm tại thành phố cảng Busan ở miền Nam.
Theo chương trình “Thỏa thuận mới”, Hàn Quốc sẽ đầu tư 58.200 tỷ won để phát triển các công nghệ then chốt, trong đó có AI, tạo thêm 900.000 việc làm mới tới năm 2025.
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Chính phủ Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đổi toàn diện đất nước. Các mục tiêu được đặt ra: Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% GDP; Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%. Mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau. Tại thành phố Hà Nội, chương trình chuyển đổi số nhằm mục tiêu kép vừa phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực vươn ra toàn cầu. Đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số về công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, an toàn, an ninh mạng. Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
|
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
