Chặng 2 cuộc thi Khởi nghiệp trẻ 2020: Tiếp sức cho những ý tưởng bùng cháy
Báo Tuổi trẻ Thủ đô ra mắt chuyên trang điện tử Khởi nghiệp trẻ Business Challenges 2019: Chắp cánh cho khát vọng khởi nghiệp trẻ Bùng nổ đêm chung kết Khởi nghiệp trẻ 2018 |
![]() |
Các đội thi tham gia buổi đào tạo |
Trải qua vòng nhận diện, Top 8 dự án lọt vào vòng 2 cuộc thi Khởi nghiệp trẻ 2020 gồm: Centimedia với đề tài “Nền tảng kết nối toàn diện cộng đồng Video-maker và người dùng”; Smart Life với “Hệ sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp công nghệ cao”; Amire với “Trà sim Amire”; Youth+ với “Nền tảng định hướng bản thân, kết nối việc làm dành cho giới trẻ”; F-News cùng “Nền tảng tài chính cho trẻ nhỏ tại Việt Nam”; Snakers với “Grab Fate”; VHC cùng “Diabetes and Hypertension Preventon Project” và Codon cùng đề án “Coda”.
![]() |
Anh Nguyễn Đức Hiếu - Nhà sáng lập Raconteur Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu |
Tại chặng đua thứ 2 “Khai phá”, các đội thi đã có cơ hội tiếp cận và trao đổi với 4 vị diễn giả có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: tài chính, thương hiệu, kĩ năng đàm phán thuyết phục, viết CV và phỏng vấn. Ở buổi trao đổi kiến thức đầu tiên, anh Phạm Anh Cường - Founder & CEO Hệ sinh thái khởi nghiệp BestB đã chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy nhiều năm trong nghề. Anh đã truyền được cảm hứng cho các đội thi, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của tài chính, từ đó giúp các đội thi định hướng được tương lai và hoàn thiện bản đề án của mình.
![]() |
Các đội thi chụp ảnh cùng anh Phạm Anh Cường - Founder & CEO Hệ sinh thái khởi nghiệp BestB |
Nối tiếp thành công của buổi đào tạo ngắn hạn đầu tiên, tại buổi đào tạo thứ 2, anh Nguyễn Đức Hiếu - Nhà sáng lập Raconteur Việt Nam đã chia sẻ những kiến thức về tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu khi khởi nghiệp cho các Start-up trẻ. Anh Hiếu đã đưa ra những giải pháp hữu ích cho các đơn vị trong Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Những giải pháp anh đưa ra đã giúp cho các đội chơi có thêm những kiến thức bổ ích, hấp dẫn về tầm quan trọng của định vị và phát triển cho start-up, tiếp thêm tinh thần và kiến thức cho các đội để họ không chỉ phát triển hơn trong cuộc thi mà sẽ phát triển khi đưa dự án ra ngoài thực tiễn.
Đến với buổi thứ 3, các đội chơi đã được giao lưu và học hỏi kiến thức từ anh Mai Ngọc Mạnh - Giám đốc tài chính của TopCv. Anh Mạnh cho rằng, nếu muốn dự án được các nhà đầu tư chú ý và “đổ” vốn vào thì phải hiểu rõ được tất cả những điểm yếu và điểm mạnh của dự án. Ngoài ra, các đội còn phải nói chuyện và thuyết phục sao cho các nhà thầu đồng ý và an tâm về tương lai của dự án.
Qua sự tư vấn, góp ý cũng như truyền đạt kinh nghiệm của các diễn giả trong 4 buổi đào tạo, các đội chơi đang dần hoàn thiện đề án, tiếp tục "bùng nổ" ở vòng thi tiếp theo.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất
