Tag

Chàng trai 9X đưa đậu phụ làng Chài đạt tiềm năng OCOP 3 sao

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 10/12/2020 11:02
aa
TTTĐ – Nhằm gìn giữ và phát triển sản phẩm đậu phụ làng nghề truyền thống xã Võng La (Đông Anh, Hà Nội), từ năm 2019, Phan Văn Đạt (sinh năm 1992) đã cùng 6 thành viên khác thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Võng La. Sau nhiều nỗ lực, những thanh niên này đã cùng bà con khôi phục làng nghề trên 100 năm tuổi, mang sản phẩm đậu phụ làng Chài quảng bá khắp nơi. Mới đây, hai sản phẩm đậu phụ trắng và đậu phụ nướng đã được Hội đồng TP Hà Nội thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm, đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt OCOP 3 sao.
Huyện Mê Linh có 51 sản phẩm OCOP được thẩm định, cấp sao Huyện Đông Anh có thêm 42 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP 37 sản phẩm OCOP của Quốc Oai được đánh giá, phân hạng 19/19 sản phẩm OCOP của huyện Thanh Trì đều được đánh giá đạt 4 sao Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP Hơn 10.000 lượt khách tham quan Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam

Ước vọng vực dậy làng nghề truyền thống

Chàng trai 9x Phan Văn Đạt sinh ra và lớn lên ở thôn Võng La, một vùng quê ven sông Hồng, có nghề làm đậu phụ truyền thống từ năm 1910 đến nay với thương hiệu đậu phụ làng Chài. Với tình yêu quê hương và trân trọng những giá trị truyền thống, sau khi Võng La được TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống vào tháng 1/2019, chàng trai này lại nuôi khát vọng vực dậy làng nghề cổ truyền này để giới thiệu rộng rãi với bạn bè Thủ đô.

Anh Phan Văn Đạt cho biết, đậu phụ làng Chài là món ăn truyền thống, được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày nên muốn quảng bá rộng rãi đầu tiên là phải sản xuất sạch và có thương hiệu thì làng nghề mới đứng vững được. Vì vậy, tháng 7/2019, anh Đạt đã đứng ra vận động thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Võng La với 7 thành viên. Quy trình sản xuất đậu phụ được HTX cải tiến, có sự giao thoa giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ. Những hạt đậu tương đồng đều, vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng được lựa chọn kỹ lưỡng, phơi khô giòn, ngâm nước đến độ ẩm 55 - 60% rồi đem xay.

"Đậu phụ làng Chài cổ xưa ăn béo ngậy, dẻo thơm do được sản xuất từ đỗ tương ta, lòng vàng, hạt bóng và tròn đều. Đỗ được xay bằng cối đá thủ công, cho vào vải vắt thủ công. Sau đó, đun sôi và pha chế theo cách cổ truyền của người dân làng Chài hàng trăm năm trước. Ngày nay, khi HTX khôi phục làng nghề, vẫn sử dụng cối đá để xay đỗ, vì vậy, vẫn giữ được chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, trước khi sản xuất phải lưu ý, lấy một ít nước đậu của ngày hôm nay, cho vào vại sành ủ men chua, để sử dụng cho mẻ đậu ngày hôm sau. Song, phải tuỳ thuộc vào lượng hàng sản xuất ngày hôm sau, để có tỷ lệ men thích hợp. Ví như, ngày hôm nay để lại 20 lít, mẻ sau sẽ pha được 40kg đỗ xay, tương đương với 100kg đậu phụ truyền thống. Để đậu kết tủa và đưa lên khuôn ép, điều khó nhất trong khâu sản xuất là, khi nước sôi sủi bọt phải để ý, khoảng 15 - 20 phút sau xả ra nồi pha, sau đó pha nước chua ngay (theo bí quyết của người làng Chài cổ); Khoảng 15 – 20 phút sau cắt đậu, thả vào nước sạch, đóng hộp”, anh Đạt chia sẻ.

Chàng trai 9x đưa đậu phụ làng Chài đạt tiềm năng OCOP 3 sao

Đậu phụ trắng làng Chài của HTX Thanh niên Võng La trưng bày tại hội nghị OCOP Hà Nội

Mặc dù nắm rõ quy trình, tuy nhiên để đậu đạt chất lượng sản phẩm OCOP, HTX của anh Đạt cũng gặp một chút khó khăn về việc phải sử dụng nguyên liệu tại chỗ là đỗ tương ta.

Theo chia sẻ của anh Đạt, đỗ tương ta ở huyện Đông Anh và trên địa bàn Hà Nội hiện nay không còn nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì vậy, cũng như đa phần các cơ sở khác trên địa bàn Thủ đô, HTX phải nhập đỗ tương không biến đổi gen của nước ngoài với giá 12.000 đồng/kg để thay thế.

Chính vì thế, mặc dù đậu phụ Võng La ngày nay đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng nhưng chất lượng chưa bằng ngày xưa, do nguyên liệu đỗ tương ta của làng nghề không còn. Hiện, đậu phụ Làng Chài được bán với giá 11.000 đồng/5 bìa đậu/kg, mỗi ngày HTX Thanh niên Võng La sản xuất được 1,5-2 tạ đỗ tương hạt, tương đương với 4,5 tạ đậu phụ.

Sản phẩm của HTX Thanh niên Võng La hiện có 3 loại, gồm: Đậu phụ trắng, đậu phụ nướng và đậu phụ nhân cháy. Riêng đối với đậu phụ nướng và nhân cháy, gần như chỉ Võng La mới có.

"Điều đáng khích lệ trên con đường giữ gìn nghề truyền thống của chúng tôi là hai sản phẩm đậu phụ trắng và đậu phụ nướng đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội thẩm định, đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt 3 sao. Đây sẽ là tiền đề để đậu phụ làng chài Võng La được biết đến rộng rãi, thuận lợi hơn trong tìm kiếm chỗ đứng và tiêu thụ trên thị trường cạnh tranh hiện nay", anh Đạt phấn khởi.

Tiếp tục giữ vững và giúp dân làm giàu từ đậu phụ

Hiện tại, ở Võng La có tới hơn 80% hộ dân sản xuất đậu phụ. Trung bình, mỗi hộ tiêu thụ 1,5 tạ đậu/ngày; Hộ làm lớn đạt gấp 2-3 lần cho thu nhập cao hơn nhiều nghề khác. Trưởng thôn Võng La Nguyễn Thế Tiến so sánh, với giá bán 13 nghìn đồng/kg đậu phụ, thu nhập từ nghề này đạt hơn 62 triệu đồng/người/năm, trong khi hộ làm nông nghiệp đạt 42 triệu đồng/người/năm, hộ dịch vụ đạt 45 triệu đồng/người/năm...

Ông Tiến chia sẻ thêm, khi cầu Thăng Long hoàn thành, giao thông thuận lợi, người dân Võng La ý thức được “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”,nên cứ thế, nghề làm đậu phụ ở đây dần dần phát triển trở lại.

Bên cạnh sự nhận thức của người dân, sự tham gia nhiệt huyết của thế hệ trẻ cũng như sự hỗ trợ của các cấp chính quyền huyện Đông Anh, chắc chắn thương hiệu đậu phụ làng Chài sẽ được gìn giữ và phát triển.

Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, cho biết: “Để động viên thế hệ trẻ tham gia OCOP, xứng đáng với địa phương đi đầu thành phố về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Đông Anh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất trên địa bàn tham gia chương trình năm 2020, đồng thời, cử cán bộ tham mưu, giúp các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi, nhất là những chủ thể mới tham gia lần đầu và trẻ như Đạt”.

Chàng trai 9x đưa đậu phụ làng Chài đạt tiềm năng OCOP 3 sao

Sản phẩm đậu phụ làng Chài Võng La được đánh giá, phân hạng tiềm năng OCOP 3 sao

Về Võng La những ngày này có thể thấy không khí sôi động của làng nghề đang vào vụ chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng dịp Tết với nhiều sản phẩm đa dạng: Đậu trắng, đậu nướng, cháy đậu... Tất cả sản phẩm được làm thủ công hoặc xay bằng máy, vắt bằng máy. Để mở rộng quy mô, nhiều hộ đã đầu tư vài chục triệu đồng trở lên mua máy xay nhằm giảm bớt sức lao động, tăng sản lượng. Đặc biệt, người dân còn tận dụng bã đậu để phát triển chăn nuôi.

Thực tế, nghề làm đậu phụ rất vất vả, phải thức thâu đêm mới có những mẻ đậu bán vào sáng hôm sau, tuy nhiên, người dân thôn Võng La vẫn tự hào với sản phẩm đậu phụ quê mình - dù đó chỉ là món ăn giản dị, mộc mạc song đã thành nguồn thu nhập chính, mang lại hiệu quả kinh tế cho người làng nghề. Để giúp người dân phát triển nghề bền vững, hiệu quả, UBND xã Võng La đã quy hoạch khu sản xuất riêng cho làng nghề, cùng với sự tham gia của HTX Thanh niên của Phạm Văn Đạt, chắc chắn, tới đây, vị ngọt bùi, đậm đà của đậu làng Chài - Võng La sẽ còn được nhiều người biết tới.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai Nhịp sống trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

TTTĐ - Tháng 4, tháng của những khúc tráng ca lịch sử dân tộc, ngày 17/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống” nhằm ôn lại chặng đường hào hùng và tri ân những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời nói lên lý tưởng, khát vọng của thế hệ trẻ Thủ đô hôm nay, tiếp lửa truyền thống - cống hiến sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước.
Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

TTTĐ - Bản lĩnh, trách nhiệm, nhiệt huyết, đó là những gì người ta nhắc đến khi nói về Đỗ Thu Thảo Nguyên - một nữ thanh niên trẻ, một đảng viên tích cực, luôn hăng hái, nhiệt huyết vì các hoạt động cộng đồng, là nguồn cảm hứng cho các đoàn viên, thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng

TTTĐ - Theo kế hoạch, tuổi trẻ cả nước sẽ thực hiện đợt thi đua cao điểm để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp bộ Đoàn chủ động triển khai nhiều hoạt động, công trình, phần việc trong suốt thời gian này.
Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống

TTTĐ - Trong giai đoạn 2021–2025, phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới” đã ghi nhận sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Đoàn Thanh niên cả nước. Không chỉ thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, lực lượng đoàn viên, thanh niên còn khẳng định được tinh thần sáng tạo, trách nhiệm xã hội và tư duy đổi mới trong tham gia phát triển nông thôn bền vững.
Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

TTTĐ - Ngày 16/4, trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Công tác thanh niên Việt - Trung: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và các tổ chức thanh thiếu nhi trong tình hình mới”.
Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2025 của tuổi trẻ Đắk Lắk đã khép lại với hàng loạt công trình, phần việc ý nghĩa, từ xây dựng Nông thôn mới, hỗ trợ người dân đến ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo…
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Đoàn Thanh niên Cục CSGT phía Nam đã tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và trao tặng 84 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Xem thêm