Tag

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP

Nông thôn mới 14/11/2020 16:35
aa
TTTĐ - Chiều 14/11, tại UBND huyện Thanh Oai, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Báo tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Thanh Oai tổ chức Hội thảo “Thanh niên khởi nghiệp với Chương trình OCOP năm 2020”.
Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Hơn 10.000 lượt khách tham quan Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam Rau Ba Chữ và hành trình khẳng định thương hiệu Nỗ lực đưa sản phẩm đạt OCOP xuất ngoại Khai mạc Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020

Tham dự Hội thảo có các đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Nguyễn Đức Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ Thành đoàn Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Thuỷ, UVBTV Huyện ủy, Chủ tich UBMTTQ huyện Thanh Oai; Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai; Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội; Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng các đồng chí đoàn viên, thanh niên thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP của đoàn viên, thanh niên thành phố Hà Nội”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết: Những năm gần đây, phong trào phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên của Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển.

Số lượng đoàn viên, thanh niên tìm hiểu, bắt tay vào phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với sản phẩm OCOP ngày càng nhiều; Từ đó đã hình thành lên một cộng đồng thanh niên Thủ đô phát triển kinh tế gắn với sản phẩm OCOP lớn mạnh.

Tại huyện Thanh Oai hiện có 51 nghề truyền thống, trong đó có khoảng 20 nghề được công nhận. Thanh Oai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân đầu người của Thanh Oai hiện nay là 55 triệu/người/năm.

Tuy nhiên, Thanh Oai chưa có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP. Do đó, trong thời gian tới, Thanh Oai sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP vừa phát triển thương hiệu vừa nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Đồng chí Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phát biểu khai mạc Hội thảo

“Thông qua buổi Hội thảo, chúng tôi mong muốn được chia sẻ, định hướng và hỗ trợ để các sản phẩm của địa phương được công nhận là sản phẩm OCOP và hướng tới đạt sản phẩm OCOP ở cấp 3-4 đến 5 sao trong thời gian sớm nhất”, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đồng chí báo cáo viên đã chia sẻ cho các đoàn viên, thanh niên hiểu thông tin cơ bản về chương trình OCOP; Sản phẩm OCOP; Câu chuyện sản phẩm; Lợi ích của chủ thể khi tham gia OCOP; Xây dựng thương hiệu, nhãn mác; Vai trò của đoàn thanh niên trong OCOP...

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Các đoàn viên thanh niên tham dự Hội thảo

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Các đoàn viên thanh niên tham dự Hội thảo

Trả lời câu hỏi của các bạn đoàn viên, thanh niên về cơ chế hỗ trợ đoàn viên thanh niên và doanh nghiệp trẻ trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp với chương trình OCOP, đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho hay: Sau khi có phong trào hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, các cấp bộ Đoàn - Hội của thành phố đã có nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như vay vốn tín dụng, mở lớp đào tạo kĩ năng, phổ biến kiến thức... nên đông đảo đoàn viên, thanh niên nông thôn đã nắm bắt cơ hội, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để khởi nghiệp với nông nghiệp.

“Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của các nguồn vốn chính sách thì các bạn đoàn viên thanh niên cần có cách nhìn tiếp cận như mình là chủ số tiền đó, cần cho vay để là gì, như vậy mới có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Ngoài ra, đối với hồ sơ vay vốn, cần thể hiện rõ sản phẩm, các thế mạnh của sản phẩm, hướng phát triển của sản phẩm... như vậy mới có thể tiếp cận được nguồn vốn vay”, đồng chí Trần Quang Hưng chia sẻ.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Các đoàn viên thanh niên tham dự Hội thảo

Thông tin về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ nông dân chuẩn hóa sản phẩm để đạt tiêu chí Chương trình OCOP, đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: "Chương trình OCOP là sân chơi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang trại, chủ thể có sản phẩm nhằm giúp các địa phương khai thác thế mạnh đặc sản nông nghiệp, làng nghề... mang lại giá trị thu nhập cao hơn cho nông dân.

Do đó, khi có ý tưởng khởi nghiệp từ những sản phẩm thế mạnh của địa phương, các bạn đoàn viên, thanh niên có thể đăng kí với huyện hoặc đăng kí trực tiếp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội để được hướng dẫn quy trình thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến chương trình OCOP từ đào tạo, tập huấn, kĩ thuật, giống, vốn.

“Đặc biệt, nếu các bạn đoàn viên, thanh niên có đủ điều kiện để thành lập tổ hợp tác mà có đủ hồ sơ sẽ được hỗ trợ đến 20 triệu đồng. Sau khi các chủ thể có sản phẩm đạt 3 sao trở lên, chúng tôi đã hỗ trợ truyền thông để giới thiệu, quảng bá sản phẩm để đông đảo người tiêu dùng biết đến thương hiệu sản phẩm”, đồng chí Ngọ Văn Ngôn nhấn mạnh.

Tại hội thảo, đông đảo các đoàn viên, thanh niên đã tham gia đặt câu hỏi tới các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến chương trình khởi nghiệp cùng OCOP, đồng thời cũng được nghe các chuyên gia chia sẻ về quy trình để sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; Các mô hình sản phẩm của thanh niên uyện Thanh Oai...

Thông tin về Chương trình OCOP tới các bạn đoàn viên, thanh niên tham dự Hội thảo, Thạc sĩ Trịnh Hải Vân, giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp, chuyên gia đào tạo và tư vấn chương trình OCOP cho biết:Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đồng thời cũng là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội nhấn mạnh: Việc tham gia phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình OCOP của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thủ đô không chỉ góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn giúp các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội trả lời các câu hỏi của các đoàn viên thanh niên tại Hội thảo

Cùng với đó là tạo cơ hội cho thanh niên Hà Nội phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở các địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện nhằm hiện thực hóa Chương trình OCOP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Chương trình Khởi nghiệp từ OCOP trong thanh niên, sinh viên còn nhằm khơi dậy, cổ vũ thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thực hiện khởi nghiệp từ OCOP; thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, thanh niên các địa phương tích cực tham gia Chương trình OCOP trong thời gian tới, trong đó tập trung vào ươm mầm doanh nhân tương lai; tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên được tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; hun đúc ý chí và tinh thần khởi nghiệp qua các hoạt động giao lưu với các doanh nhân thành đạt.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP
Đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội phát biểu kết luận Hội thảo

“Trong thời gian tới, tôi mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên cố gắng tận dụng lợi thế riêng có của địa phương Thanh Oai về nguồn nhân lực, làng nghề để đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường góp phần đưa sản phẩm nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng”, Phó Bí thư Thành đoàn nhấn mạnh.

Đồng hành cùng với các bạn đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, thời gian tới, Thành đoàn Hà Nộ sẽ cố gắng có những chương trình hỗ trợ sâu sắc hơn nữa để giúp các bạn đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Ngay trong tuần tới, vào ngày 25/11, Thành đoàn Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thủ đô, sẽ mời hơn 100 quỹ đầu tư quốc tế về Hà Nội để tập trung đầu tư Start Up mạo hiểm, trong đó có 23 tập đoàn lớn của Việt Nam tham dự. Hi vọng đây sẽ là cơ hội để các bạn đoàn viên thanh niên có thể tìm hiểu, tiếp cận và bắt tay khởi nghiệp với sản phẩm OCOP.

Thúc đẩy đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia Chương trình OCOP

Đọc thêm

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Xem thêm