Chàng trai đưa cỏ vetiver tới cộng đồng
![]() |
Anh Ngô Đức Thọ với cỏ vetiver
Bài liên quan
Nhiều giải pháp sáng tạo trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Khai mạc lớp đào tạo phụ trách thiếu nhi Thành đoàn Viêng Chăn (Lào)
5 triệu thanh niên hưởng ứng Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2019
Chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội Hội LHTN Việt Nam T.P Hà Nội khóa VII
Lợi thế của cỏ
Tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng, Thọ về công tác tại Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ. Quá trình làm việc ở đây anh có cơ hội tìm hiểu về giải pháp chống sạt lở và nông nghiệp hữu cơ nên biết đến cây cỏ vetiver.
Cỏ vetiver có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đưa vào Việt Nam từ khoảng đầu năm 2000. Do hệ thống rễ phát triển rất sâu nên loài cỏ này được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong gia cố các công trình giao thông bởi đặc tính chống sạt lở, xói mòn cùng tính kinh tế cao. Rễ cỏ Vetiver có thể dài tới 2,2m – 2,5m. Những khóm cỏ lâu năm bộ rễ có thể ăn sâu tới 10-12m. Hệ thống rễ sâu giúp bám chặt và giữ cho đất được vững chắc. Cỏ vetiver khi trồng với mục đích chống sạt lở còn được gọi là “bê tông sinh học”.
![]() |
Anh Ngô Đức Thọ với những bầu cỏ vetiver |
“Cỏ vetiver có đặc tính ưu việt lớn nhất là sinh trưởng rất tốt ngay ở những điều kiện rất khắc nghiệt như khô hạn hay những vùng khí hậu lạnh. Vào mùa đông, cỏ Vetiver sẽ bị chựng lại, thậm chí khô nhưng khi mùa xuân đến, nó tiếp tục sinh trưởng và hệ thống rễ vẫn phát triển bình thường” - Thọ chia sẻ.
Trước những lợi ích to lớn mà cỏ vetiver mang lại, Thọ đã dày công nghiên cứu thêm. Anh phát hiện ra ngoài tác dụng chống xói mòn, sạt lở, rễ của cỏ vetiver cấu cấu tạo như bấc đèn dầu nên có tác dụng hút nước ngược trở lại. Vì thế, nó có thể ứng dụng trong nông nghiệp cộng sinh đặc biệt ở những vùng khô hạn. Đặc tính này cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa ứng dụng.
Thọ là người tiên phong và anh muốn đưa đến cộng đồng một giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp. Thế nhưng, thời gian đầu anh gặp không ít khó khăn khi người nông dân chưa hiểu về loài cỏ này. Họ sợ đó là cỏ ngoại lai, phát tán nhanh và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Thọ đã kiên trì tuyên truyền và chứng minh qua những mô hình, con người thực tế. Trong đó, anh đã thành lập cộng đồng người sử dụng cỏ vetiver.
Cỏ vetiver trên đảo Sinh Tồn
Sau thời gian nỗ lực, hiện cộng đồng người sử dụng cỏ vetiver đã có hơn 1300 thành viên. Ứng dụng loài cỏ này trong cộng sinh cũng được Thọ triển khai thành công tại Cà Mau, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc… Đặc biệt, anh còn hỗ trợ cỏ cho các nhóm trồng rừng, vùng cao khó lấy nước. Việc trồng xen kẹp cỏ vetiver với cây trồng đã giúp người dân tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ trong việc tưới tiêu. Không chỉ vậy, lá và thân cỏ còn có thể cho gia súc ăn, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Chi phí ban đầu cho 270 bầu cỏ khoảng 1 triệu đồng. Sau một năm người dân có thể tự nhân giống.
Không chỉ ứng dụng cỏ vetiver trên đất liền,Thọ đã mang chúng đến với quần đảo Trưởng Sa. Qua những người bạn anh được biết, điều kiện sinh sống và môi trường trên các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa còn nhiều khó khăn. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thổ nhưỡng chủ yếu là đất đá san hô kém dinh dưỡng nên việc trồng rau xanh, cây cối phát triển chậm.
![]() |
Cỏ vetiver được trồng trên đảo Sinh Tồn |
Vì thế, tháng 4/2018, anh đã phối hợp Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ (IOA) (trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) mang hơn 1.000 bầu cỏ vetiver trồng thử nghiệm tại các đảo ở Trường Sa. Trong đó, cán bộ chiến sĩ đã trồng thành công 300 bầu cỏ trên đảo Sinh Tồn. Không chỉ có rễ cứng, thân mềm vetiver còn thích nghi ở môi trường đất khô cằn, nhiễm mặn.
Với điều kiện thực tế ở Trường Sa, cỏ vetiver sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm mặn, bộ rễ như mạng lưới sẽ cố kết san hô, giữ nước ngọt, chống xói mòn đất. Lá cỏ vetiver cao hơn 1,5m có thể làm thức ăn cho gia súc, phơi khô để che chắn mưa, nắng, gió. Khi cỏ chết sẽ tạo chất mùn cho đất.
“Qua hơn một năm trồng trên đảo Sinh Tồn, cỏ vetiver phát triển rất tốt. Các chiến sĩ Hải quân đã có thể cắt lá cho gia súc ăn. Đây là tín hiệu vui để thời gian tới chúng mình sẽ phối hợp với cán bộ chiến sĩ và người dân nhân rộng loại cỏ này trên các đảo khác. Điều này sẽ giúp đời sống của cán bộ chiến sĩ và người dân bớt khó khăn hơn” - Thọ cho biết.
Sau chuyến đi Trường Sa, Thọ quyết định nghỉ việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ về đầu quân tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch. Anh muốn dành nhiều thời gian hơn cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và nhất là dự án đưa cỏ vetiver đến với cộng đồng. Việc ứng dụng cỏ vetiver trong cộng sinh nông nghiệp của anh cũng vừa xuất sắc giành giải thưởng Sáng tạo cuộc thi ảnh “Tuổi trẻ cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu”. Cuộc thi do Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp, Đại sứ quán Pháp và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức.
“Điều mình tự hào nhất khi triển khai dự án này là đã thay đổi được tư duy về nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, nó giúp nhiều bạn trẻ thấy được nông nghiệp hữu cơ, tự nhiên, tiết giảm đầu vào không quá khó. Nó rất dễ nếu các bạn đi theo triết lý chăm cho đất, để từ đó phát triển bền vững” - Thọ tâm sự.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quay video, làm podcast lan tỏa nghị lực Việt từ những điều giản dị

Vinh danh thiếu nhi tiêu biểu đạt Giải thưởng Kim Đồng

500 thiếu nhi ưu tú về Thủ đô, báo công dâng Bác

Cháu ngoan Bác Hồ trải nghiệm, khám phá khoa học công nghệ và AI

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến làm theo Bác

Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương 84 em nhỏ tiêu biểu

Cô học trò nhỏ xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hải Phòng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

Lan tỏa những việc làm theo Bác
