Tag

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Kinh tế 05/05/2025 17:00
aa
TTTĐ - Chiều 5/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bình Thuận cần vươn lên trở thành trung tâm năng lượng quốc gia T&T Group ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, luật đã bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng toàn cầu, xu thế kinh tế xanh và các rào cản kỹ thuật, chính sách môi trường ngày càng gia tăng từ các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN.

Cụ thể, các chính sách như thuế các-bon (ETS), cơ chế điều chỉnh các-bon xuyên biên giới (CBAM), truy vết dấu vết các-bon... đang tạo áp lực đáng kể lên các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, nhựa, thép, điện tử, chế biến thủy sản. Các quy định này trực tiếp tác động lên lực lượng lao động trực tiếp của Việt Nam ước khoảng 20/52 triệu lao động trực tiếp (2023) và ảnh hưởng trực tiếp lên GDP của Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực để thực hiện chuyển đổi công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng do thiếu các cơ chế tài chính hỗ trợ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã áp dụng các cơ chế hỗ trợ hiệu quả như thỏa thuận tự nguyện (VA) ở EU, Mỹ, hay mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) tại Hàn Quốc, Thái Lan.

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc quản lý, giám sát và sử dụng hiệu quả năng lượng. Do đó, việc sửa đổi luật là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại và phù hợp với Quy hoạch điện VIII.

Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vì vậy, Luật sửa đổi cần tăng cường các quy định mang tính bắt buộc thay vì chỉ khuyến khích, nhằm thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm năng lượng, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là tại COP26.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung luật, đó là tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước các rào cản xanh từ các thị trường xuất khẩu; xây dựng cơ chế tài chính, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, lãi vay, bảo lãnh vay vốn... thông qua việc thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm tính khả thi, đồng bộ với hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết quốc tế; khuyến khích chuyển đổi công nghệ, giảm cường độ năng lượng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban thống nhất cao với sự cần thiết sửa đổi luật, đánh giá hồ sơ dự án luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, đủ điều kiện trình Quốc hội.

Về các quy định liên quan đến cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, bổ sung cơ chế cập nhật danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung quy định trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất; nghiên cứu ban hành bộ chỉ số kỹ thuật theo ngành nghề và tích hợp với chỉ số cường độ năng lượng vào hệ thống chỉ tiêu quốc gia.

Đồng thời làm rõ cơ sở quy định các biện pháp quản lý đối với cơ sở kinh doanh kiểm toán năng lượng, việc đáp ứng yêu cầu về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Về quy định dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, vật liệu xây dựng có tác động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình; nhiều quốc gia đã có chính sách khuyến khích việc sử dụng vật liệu có hiệu suất năng lượng cao. Để thực hiện chính sách này cần có đủ hệ thống quy chuẩn, có hạ tầng kiểm định và chính sách truyền thông, ưu đãi phù hợp.

Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị xem xét, nghiên cứu làm rõ tính khả thi của quy định này; rà soát, bổ sung các đối tượng dán nhãn; rà soát các điều, khoản để chỉnh lý phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, thuận tiện cho việc hợp nhất văn bản.

Về quy định về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có 2 loại ý kiến. Theo đó, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tiếp tục nghiên cứu và phải được đánh giá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng; nghiên cứu sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Luật Ngân sách nhà nước, Bộ luật Dân sự đã có quy định về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, quỹ xã hội; không nên quy định về Quỹ này trong dự thảo Luật.

Loại ý kiến thứ hai tán thành với quy định nêu trên nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW; góp phần thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và dựa trên tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản thống nhất với loại ý kiến thứ hai, tuy nhiên cần nghiên cứu quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp hơn, nhất là quy định về thành lập, quản lý, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế tài chính và sử dụng Quỹ.

Về Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với đề xuất đưa mô hình này vào Luật. Đây là mô hình hiệu quả đã được triển khai tại nhiều quốc gia, góp phần thúc đẩy thị trường tiết kiệm năng lượng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phù hợp với cam kết giảm phát thải của Việt Nam.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình này chưa phổ biến, hoạt động còn manh mún. Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung quản lý, chính sách ưu đãi, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể.

Đọc thêm

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng Kinh tế

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 cũng như một số sự kiện, nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới.
Xem thêm