Tag

Chính quyền tỉnh Hà Nam ''im lặng'' vụ Công ty Hồng Hà sai phạm trong khai thác mỏ đá

Đường dây nóng 16/09/2018 08:04
aa
TTTĐ - Gần một tháng ròng rã chờ đợi, kể từ khi PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đặt lịch làm việc với UBND tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam để tìm hiểu, làm rõ những sai phạm của Công ty Hồng Hà trong hoạt động khai thác mỏ đá tại núi Thung Đền Bà Oanh (xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm), đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào...

Chính quyền tỉnh Hà Nam ''im lặng'' vụ Công ty Hồng Hà sai phạm trong khai thác mỏ đá

Bài liên quan

Sai phạm vẫn vô tư khai thác đá, UBND tỉnh Hà Nam có ''ưu ái'' Công ty Hồng Hà?

Thanh Liêm - Hà Nam: Phát lộ hàng loạt dấu hiệu vi phạm tại mỏ đá của Công ty Hồng Hà

Hà Nam: Liên tục vi phạm, vì sao Công ty Hồng Hà vẫn được ''xẻ thịt'' núi đá?

Thanh Liêm - Hà Nam: Chủ mỏ dính loạt sai phạm, núi đá vẫn bị ''xẻ thịt'' không thương tiếc

Sai phạm vẫn vô tư hoạt động

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin về sự việc Công ty Hồng Hà có địa chỉ tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã liên tục vi phạm trong hoạt động khai thác mỏ đá tại núi Thung Đền Bà Oanh.

Được biết, năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam đã cấp phép cho Công ty TNHH Hồng Hà được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ núi Thung Đền Bà Oanh với thời hạn từ 31/8/2010 – 31/8/2040.

Theo giấy phép khai thác khoáng sản thì Công ty Hồng Hà được phép khai thác trong phạm vi diện tích là 8ha, trữ lượng khai thác là hơn 8 triệu m3 và công suất khai thác là 250 nghìn m3/năm. Tuy nhiên, năm 2013, Thanh tra tỉnh Hà Nam đã chỉ rõ những sai phạm của Công ty Hồng Hà về việc khai thác ngoài phạm vi mỏ với khối lượng tính từ 06/2012 – 11/2013 là 234 nghìn m3 và bỏ ngoài sổ sách hơn 76 nghìn m3...

Công ty Hồng Hà vẫn vô tư khai thác đá dù dính hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.
Công ty Hồng Hà vẫn vô tư khai thác đá dù dính hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh Hà Nam kiến nghị Công ty Hồng Hà chấn chỉnh ngay những vi phạm nêu trên và chấm dứt việc khai thác mỏ ngoài phạm vi được khai thác.

Điều đáng chú ý, Công ty Hồng Hà từ khi được UBND tỉnh Hà Nam cấp phép khai thác mỏ năm từ 2010 đến nay vẫn chưa có Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường, phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Cũng theo tìm hiểu của PV, vào tháng 10/2017, Thanh tra tỉnh Hà Nam cũng đã ban hành Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật của Công ty Hồng Hà, trong đó nêu rõ nhiều sai phạm của Công ty trong hoạt động khai thác mỏ đá tại núi Thung Đền Bà Oanh.

Cụ thể, về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Kết luận thanh tra nêu rõ, đơn vị đo kiểm soát môi trường năm thiếu tần suất so với đăng ký trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường; chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; quản lý không tốt để doanh nghiệp khác khai thác vượt mốc giới mỏ.

Về lĩnh vực phương pháp khai thác và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, đơn vị khai thác đã không tạo mặt bằng tầng, chiều cao tầng khai thác vượt thiết kế được duyệt, góc nghiêng sườn khai thác lớn 80o; khoảng cách gần nhất từ vị trí nổ mìn đến công trình là thấp hơn quy định.

Điều đáng nói, mặc dù trong nhiều năm khai thác mỏ đá tại núi Thung Đền Bà Oanh, Công ty TNHH Hồng Hà đã liên tục vi phạm trong hoạt động khai thác mỏ, gây bức xúc dư luận nhưng đến nay hoạt động khai thác đá vẫn được tiếp diễn, trong khi đó cần có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.

Ngày 22/8/2018, Đoàn kiểm tra do Sở Công Thương Hà Nam chủ trì, phối hợp cùng đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các sở ngành liên quan đã đến kiểm tra thực tế tại mỏ đá tại núi Thung Đền Bà Oanh của Công ty Hồng Hà.

Theo chân Đoàn kiểm tra, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi nhận được hàng loạt hình ảnh vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường tại mỏ đá của Công ty Hồng Hà.

Cụ thể, khu vực khai thác đá nham nhở, những vết khoan, nổ mìn vẫn còn nguyên vẹn, những dấu hiệu của việc khai thác sai thiết kế bị lộ rõ, khoảng cách an toàn không đảm bảo theo quy định, khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến văn phòng trụ sở Công ty Hồng Hà, máy móc thiết bị, kho dầu cũng không đảm bảo theo quy định.

Công ty Hồng Hà khai thác đá đã không tạo mặt bằng tầng, chiều cao tầng khai thác vượt thiết kế được duyệt...
Công ty Hồng Hà khai thác đá đã không tạo mặt bằng tầng, chiều cao tầng khai thác vượt thiết kế được duyệt...

Cũng tại thời điểm này, mỏ đá của Công ty Hồng Hà vẫn đang thực hiện khai thác rầm rộ, nhiều loại máy móc, xe hổ vồ cỡ lớn vẫn vô tư ra vào chở đá thô chưa qua chế biến ra khỏi khu vực mỏ khai thác.

Bên cạnh đó, tại khu vực mỏ khai thác có hai bình nén khí cỡ lớn để phục vụ việc khai thác đá tiềm ẩn nguy cơ phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng của người lao động bất cứ lúc nào, bởi theo phản ánh của ông Trần Văn Thạch – Giám đốc Công ty Nam Sơn (từng là đối tác của Công ty Hồng Hà) thì hai bình nén khí này vẫn chưa được kiểm định an toàn theo quy định.

Đối với hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng hiện tại Công ty Hồng Hà vẫn chưa được xây dựng theo đúng quy định, lượng nước chảy tràn ra ngoài khu vực khai thác ngấm xuống lòng đất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Hiện mỏ đá vẫn thiếu nhiều công trình bảo vệ môi trường, chưa có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, dấu hỏi năng lực của Công ty Hồng Hà cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Cụ thể, mặc dù là chủ mỏ, được khai thác đá tại núi đá Thung đền bà Oanh nhưng doanh nghiệp này không tự khai thác mà phải ký hợp đồng với các công ty khác để thực hiện việc khai thác, trước đó là ký hợp đồng với Công ty Nam Sơn và hiện là Công ty TNHH MTV đá xây dựng Transmeco.

Vì sao chính quyền Hà Nam im lặng?

Theo tìm hiểu của PV, ngày 04/04/2018, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 535/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Hồng Hà do đã thực hiện hành vi vi phạm là "Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định".

Với hành vi này theo quy định thì Công ty Hồng Hà sẽ bị phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nhưng UBND tỉnh Hà Nam lại không xử phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm hành chính này do đã hết thời hiệu xử phạt.

Xe chở đá thô chưa qua chế biến, nghiền đá vẫn ngang nhiên chở ra ngoài...
Xe chở đá thô chưa qua chế biến, nghiền đá vẫn ngang nhiên chở ra ngoài...

Thay vào đó, UBND tỉnh Hà Nam quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở với thời gian 4,5 tháng để khắc phục vi phạm và buộc Công ty Hồng Hà phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 4,5 tháng kể từ ngày nhận được quyết định Công ty phải hoàn thành xong và báo cáo kết quả về UBND tỉnh Hà Nam.

Nhưng chỉ sau đó 03 tháng, tức ngày 06/07/2018, UBND tỉnh Hà Nam lại tiếp tục ban hành Quyết định 1173/QĐ-KPHQ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty Hồng Hà yêu cầu Công ty phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính: "Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định".

Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện là phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình UBND tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam kiểm tra, xác nhận trong thời gian 4,5 tháng kể từ ngày 04/04/2018.

Điều đáng nói, tại Điều 2 của Quyết định 1173/QĐ-KPHQ của UBND tỉnh Hà Nam nêu rõ: "Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 535/QĐ-XPVPHC ngày 04/04/2018 của UBND tỉnh đã ban hành". Như vậy, đồng nghĩa với việc UBND tỉnh Hà Nam hủy bỏ việc đình chỉ hoạt động của mỏ đá Công ty Hồng Hà và ''tạo điều kiện'' cho doanh nghiệp tiếp tục được ''xẻ thịt" núi đá trước thời hạn (?!).

Nhận định về tính pháp lý 02 Quyết định số 535/QĐ-XPVPHC ngày 04/04/2018 và Quyết định số 1173/QĐ-KPHQ của UBND tỉnh Hà Nam, Luật sư Lê Hồng Cảnh - Trưởng Văn phòng Luật sư công chúng OLYMPIA cho rằng các văn bản trên của UBNS tỉnh Hà Nam là không đúng quy định của pháp luật, thể hiện sự "ưu ái'' dành cho Công ty Hồng Hà.

Theo Luật sư Cảnh, cả 02 quyết định trên đều xác định “đã hết thời hiệu xử phạt” là không đúng vì theo Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Cụ thể, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

"Như vậy hành vi của Công ty Hồng Hà là “không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành” chưa chấm dứt vi phạm mà đến nay vẫn đang thực hiện (chưa có giấy này) thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Nên không thể nói là hết thời hiệu xử phạt được", Luật sư Cảnh phân tích.

Vị Luật sư cũng phân tích, trên thực tế, Công ty Hồng Hà không thực hiện theo Quyết định số 535/QĐ – XPVPHC, sau này là Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả số 1173/QĐ-KPHQ "Không xây dựng công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành".

Ngoài ra, trong lĩnh vực môi trường Công ty Hồng Hà còn rất nhiều hành vi vi phạm khác như: không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định... nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam lại không nhắc đến là có sự ưu ái, thậm chí là bao che.

"Tôi không hiểu vì sao UBND tỉnh Hà Nam lại ra các văn bản không đúng quy định như vậy. Việc ra các văn bản như vậy chẳng khác nào giúp doanh nghiệp tiếp tục phá hủy môi trường. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc luôn khẳng định sẽ không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường là quan trong bậc nhất. Tôi nghĩ UBND tỉnh Hà Nam cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành, và các bộ phận chuyên môn làm rõ hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản của Công ty Hồng Hà từ đó đưa ra biện pháp xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật, thậm chí là phải rút giấy phép khai thác đá", Luật sư Cảnh nhận định.

Để tìm hiểu rõ hơn sự việc, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND tỉnh Hà Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam. Tuy nhiên, đã gần một tháng ròng rã chờ đợi, kể từ khi PV đặt lịch làm việc với các đơn vị trên, đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào.

Trước sự việc trên, dư luận đặt ra nghi vấn liệu ngay cả chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đang làm ngơ cho các hoạt động vi phạm pháp luật của Công ty Hồng Hà. Thậm chí, tỉnh này có ý che giấu thông tin về các sai phạm của doanh nghiệp và không có quy định cung cấp thông tin cho báo chí mặc dù Luật Báo chí, Nghị định Chính phủ và các văn bản dưới luật các đã quy định rất rõ (?!).

Ngày 31/8/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8231/VPCP-V.I gửi UBND tỉnh Hà Nam về việc phản ánh, kiến nghị của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Nam Sơn (Công ty Nam Sơn).

Công văn nêu rõ, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Nam Sơn (trụ sở tại thôn Hồng Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có đơn gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc tranh chấp hợp tác kinh doanh khai thác mỏ đá giữa Công ty Nam Sơn và Công ty TNHH Hồng Hà (Công ty Hồng Hà); phản ánh Công ty Hồng Hà khai thác mỏ đá không đúng dự án đã thẩm định và nhiều lần cho người hành hung, đe dọa người của Công ty Nam Sơn.

Về việc trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn của Công ty Nam Sơn đến UBND tỉnh Hà Nam để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và hướng dẫn Công ty Nam Sơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết việc tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Hồng Hà.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hưng Yên: Công ty Phúc Tiến thi công "ẩu"? Đường dây nóng

Hưng Yên: Công ty Phúc Tiến thi công "ẩu"?

TTTĐ - Trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phúc Tiến có dấu hiệu thi công "ẩu'' tại gói thầu cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên).
"Điệp khúc" chờ cấp sổ đỏ tại KDC Vĩnh Lộc Nhịp sống phương Nam

"Điệp khúc" chờ cấp sổ đỏ tại KDC Vĩnh Lộc

TTTĐ - Tại buổi làm việc mới đây, đại diện chủ đầu tư cho biết vẫn đang hoàn thiện các thủ tục và sẽ bàn giao giấy chứng nhận (sổ đỏ) trong thời gian sớm nhất. Liệu đây có giống như những lần hứa trước, khi thời gian chờ đợi của người dân đã kéo dài hơn chục năm qua?
Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động Bạn đọc

Bình Định: Trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện vẫn hoạt động

TTTĐ – Mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng một trạm bê tông nhựa nóng tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vẫn hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông khi xe ra vào tại điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A .
Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai Đường dây nóng

Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai

TTTĐ - Theo Thông báo số 269/TB-UBND ngày 24/10/2024, việc chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của Công ty May Hai, Hải Phòng (tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền) là đúng trình tự và đúng quy định pháp luật.
Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ Nhịp sống phương Nam

Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ

TTTĐ - Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định đơn vị trúng gói thầu xây lắp dự án tại huyện Cần Giờ có dấu hiệu cung cấp hồ sơ không trung thực, làm sai lệch kết quả đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Qua đó, cơ quan này chuyển hồ sơ sang Công an TP Hồ Chí Minh điều tra xử lý.
Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế Đường dây nóng

Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế

TTTĐ - UBND phường Vĩnh Tuy cho biết, nếu hộ gia đình ông Vũ Trọng Cảnh, bà Vũ Thị Mai Hương không tự giác tháo dỡ công trình xây dựng không phép sẽ bị cưỡng chế theo quy định.
Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu Đường dây nóng

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu

TTTĐ - Sáng 24/10, các cơ quan chức năng xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) đã ra quân phá bỏ điểm mua bán xăng, dầu trái phép cuối cùng của hộ ông Phạm Phú Vĩ, (thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện), tiền ấn nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn giao thông trên hành lang quốc lộ 5A.
Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh? Đường dây nóng

Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh?

TTTĐ - Tổng công ty Thăng Long bị loại khỏi gói thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương vì làm giả hồ sơ dự thầu?
Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình Đường dây nóng

Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình.
TP Hải Dương: 24 bến, bãi không đủ điều kiện hoạt động Bạn đọc

TP Hải Dương: 24 bến, bãi không đủ điều kiện hoạt động

TTTĐ - Theo báo cáo của UBND TP Hải Dương, trên địa bàn thành phố hiện có 27 bến, bãi đề xuất được tiếp tục hoạt động; 24 bến, bãi phải chấm dứt hoạt động và 4 bến, bãi không phù hợp quy hoạch.
Xem thêm