Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? |
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh
Sáng 7/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Theo đó, về quan điểm chỉ đạo, mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban xác định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng; tuân thủ Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định |
Về phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết, trên cơ sở phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 194/2025/QH15, Ủy ban xác định dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 2 điều; Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Trong đó, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (tại Điều 9 và Điều 84 của Hiến pháp năm 2013) để làm rõ vai trò cốt lõi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh vị trí là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Điều 9 để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng thời, quy định Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh tại khoản 1 Điều 84 của Hiến pháp năm 2013 để thống nhất với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 nêu trên.
Về Công đoàn Việt Nam (tại Điều 10 của Hiến pháp năm 2013), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trên cơ sở kế thừa hợp lý quy định hiện hành của Hiến pháp về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn và bảo đảm thống nhất với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau khi sáp nhập
Về tổ chức đơn vị hành chính và một số nội dung khác về chính quyền địa phương (tại Chương IX của Hiến pháp năm 2013), thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, Ủy ban đề nghị chỉ quy định có tính khái quát về việc phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 110 gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
![]() |
Quang cảnh phiên họp sáng 7/5 |
Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định.
Đồng thời, thể chế hóa kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã có HĐND và UBND, đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều 111, 112, 114 theo hướng quy định tổ chức chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, không sử dụng thuật ngữ “cấp chính quyền địa phương”; không quy định Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tại khoản 2 Điều 115 để phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan Nhà nước ở địa phương sau khi thực hiện sắp xếp.
Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp (Điều 2 của dự thảo Nghị quyết), Ủy ban đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ ngày 1/7/2025.
Để kịp thời thể chế các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban đề nghị trong dự thảo Nghị quyết cần có quy định chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và điều khoản chuyển tiếp quy định việc chỉ định các chức danh của HĐND, UBND và Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trong năm 2025 và kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện.
Đối với các công việc triển khai trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, thực hiện quy định tại Điều 120 của Hiến pháp năm 2013, để bảo đảm yêu cầu trình Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngay tại Kỳ họp thứ 9 này, Ủy ban đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết.
Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đã chính thức bắt đầu từ ngày 6/5 và sẽ hoàn thành vào ngày 5/6/2025 với tinh thần dân chủ, thực chất, bằng nhiều hình thức đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của Nhân dân, các cấp, ngành và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban và các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến một lần nữa, sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp ngày 24/6/2025 theo đúng Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp
