Tag

“Chợ đêm trên mây” thu hút người tiêu dùng vì “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”

Nông thôn mới 11/10/2021 11:08
aa
TTTĐ - Với mục tiêu “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”, người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp tới nhà cung cấp, nhà sản xuất mà không qua bất kỳ bên phân phối trung gian nào, hàng hóa, sản phẩm lại đảm bảo chất lượng nên các phiên “Chợ đêm trên mây” ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng, người tiêu dùng.
Chợ đêm trên mây - nơi kết nối, giao thương các sản phẩm OCOP Đưa sản phẩm OCOP lên “chợ online” góp phần nâng cao giá trị nông sản Nhiều sản phẩm OCOP sẽ xuất hiện ở “Chợ đêm trên mây”

Nơi kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Cứ tối thứ sáu hàng tuần, người tiêu dùng Thủ đô lại háo hức, mong chờ đến phiên “Chợ đêm trên mây”, bởi ở đó cung cấp đa dạng các sản phẩm OCOP và đặc sản khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam.

Tại phiên “Chợ đêm trên mây” số 5 vừa diễn ra mới đây, 13 chủ thể OCOP và đặc sản vùng miền đến từ 5 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh và Hà Tĩnh đã mang đến những sản phẩm OCOP và đặc sản vô cùng đặc sắc, đặc trưng của từng địa phương. Các sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền mang đến giới thiệu tại sự kiện này đã được ban tổ chức kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ minh chứng và cam kết về chất lượng sản phẩm của chủ thể.

Đặc biệt, các sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền được giới thiệu trong sự kiện đều là những tài nguyên bản địa vô cùng quý giá, thiên phú cho từng vùng miền và hun đúc từ trầm tích lịch sử, văn hóa, đặc thù của các địa phương.

“Chợ đêm trên mây” thu hút người tiêu dùng vì “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”
“Chợ đêm trên mây” thu hút người tiêu dùng vì “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”

Tham gia phiên “Chợ đêm trên mây”, chị Phan Uyên, Công ty cổ phần bánh sữa Ba Vì (Thôn Cẩm Phương, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) đã giới thiệu tới người tiêu dùng những sản phẩm OCOP đặc trưng của công ty như sữa tươi thanh trùng hiệu con dê vàng, Bánh sữa socola, Bánh sữa non...

Theo chị Uyên, tham gia “Chợ đêm trên mây” là cơ hội tốt để chị có thể giới thiệu tới khách hàng, người tiêu dùng những sản phẩm đặc trưng của Ba Vì. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 cùng với khôi phục sản xuất, kết nối các chuỗi cung ứng để tránh bị đứt gãy nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân Thủ đô cũng như của cả nước.

Các sản phẩm được chị Uyên mang đến phiên chợ được bán theo Combo. Với Combo 1 gồm: 4 hộp sữa chua các vị (nếp cẩm, dừa, nha đam, phô mai,..); 12 sữa chua uống hoa quả; 2 hộp sữa chua thanh trùng có giá 550.000 đồng và được tặng thêm 1 vỉ (6chai) trà sữa hoặc sữa bắp giá 90.000/vỉ. Combo 2 gồm 4 gói bánh sữa chua các vị; 3 bánh sữa con bò vàng loại đặc biệt; 3 bánh sữa socola có giá 250.000 và được tặng thêm 1 hộp bánh sữa non trị giá 30.000 đồng.

Nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng

Tại diễn đàn, bên cạnh giới thiệu những sản phẩm OCOP của địa phương, các chủ thể bán hàng trên nền tảng số. Với mục tiêu “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”. Ở đó, người tiêu dùng tiếp cận trực tiếp tới nhà cung cấp, nhà sản xuất mà không qua bất kỳ bên phân phối trung gian nào.

Các chủ thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình thông qua câu chuyện OCOP được nhiều người thích thú như: Nem chua ý bình, Sữa tươi thanh trùng hiệu con dê vàng, Bánh sữa socola, Bánh sữa non; Nước mắm Sá Sùng - Quảng Ninh; Tỏi đen, tỏi tươi, khoai lang sấy giòn, ống hút khoai lang; Chẻo Bà Châu; Đặc sản Hà Giang: Thịt sấy gác bếp…

Có thể thấy rằng, sự kiện này đã thể hiện tinh thần đoàn kết, sự gửi gắm, chia sẻ những tình cảm yêu thương của địa phương mình thông qua các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng với thông điệp” Hà Nội với cả nước- Cả nước với Hà Nội” và tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp.

“Chợ đêm trên mây” thu hút người tiêu dùng vì “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn”
Chủ thể OCOP giới thiệu sản phẩm tại phiên "Chợ đêm trên mây" do thành phố Hà Nội tổ chức

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: “Chợ đêm trên mây” là hoạt động thiết thực để thực hiện tinh thần cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong bối cảnh tình hình mới và chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ cũng như của Thủ đô.

Đồng thời, sự kiện cũng là hành động thiết thực giúp các chủ thể OCOP, những cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch, chế biến có nơi tiêu thụ sản phẩm; Từng bước hỗ trợ họ thích ứng với trạng thái bình thường vừa nới lỏng giãn cách từng bước vừa an toàn trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm...”.

Điểm nổi bật tại các phiên chợ đêm trên mây, ngoài việc kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên nền tảng số, các sản phẩm được lựa chọn giới thiệu tại sự kiện là sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền tiêu biểu đã được Ban tổ chức kiểm soát về chất lượng, quy trình bán hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đúng với các tiêu chuẩn đã công bố. Đồng thời, các chủ thể cũng dành nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn cho người tiêu dùng...

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm