Tag

Chủ vườn chi tiền triệu thuê người ngắt nụ cho hoa nở đúng dịp Tết

Nông thôn mới 05/01/2022 14:42
aa
TTTĐ - Nhiều hộ trồng hoa tại Đà Nẵng bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để thuê người ngắt bớt nụ cho hoa nở đều, bảo đảm chất lượng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
Triển lãm ảnh “Đà Nẵng – 25 năm thành tựu và triển vọng” Triển lãm ảnh “Đà Nẵng – 25 năm thành tựu và triển vọng”
Đà Nẵng: Triệt phá đường dây làm Đà Nẵng: Triệt phá đường dây làm "sổ đỏ" giả liên tỉnh để lừa đảo
Đà Nẵng: Không để thiếu hàng hóa và tăng giá đột biến trong dịp cuối năm Đà Nẵng: Không để thiếu hàng hóa và tăng giá đột biến trong dịp cuối năm
Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi năm 2021 Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi năm 2021
Nhiều chủ vườn đang phải bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để thuê người ngắt nụ hoa (Ảnh Đ.Minh)
Nhiều chủ vườn đang phải bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để thuê người ngắt nụ hoa (Ảnh Đ.Minh)

Thời điểm này, hoa cúc tại các nhà vườn ở Đà Nẵng đã bắt đầu đơm nụ, nhiều chủ vườn đang thuê hàng chục nhân công ngắt bớt nụ hoa để chuẩn bị phục vụ bán Tết Nguyên đán. Việc ngắt bớt chỉ giữ lại một nụ hoa chính để cho ra hoa cúc đại đóa.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, những ngày đầu tháng 12 Âm lịch trong tiết trời se lạnh, tại vườn hoa thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ và làng hoa Dương Sơn (huyện Hòa Vang) không khí rộn ràng, nhộn nhịp, hối hả và cả sự vất vả, lo toan của những hộ trồng hoa nơi đây.

Để có sản phẩm hoa chất lượng, người nông dân trồng hoa phải dầm mưa dãi nắng trong thời gian gần 5 tháng trời ròng rã, từ khâu xuống giống đến những công đoạn chăm sóc cây cho đến khi ra hoa.

Năm nay, các hộ trồng hoa Tết tại Đà Nẵng đều giảm số lượng hoa
Năm nay, các hộ trồng hoa Tết tại Đà Nẵng đều giảm số lượng hoa

Cũng như những làng hoa khác trên cả nước, vụ hoa Tết ở vườn hoa thuộc (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) và làng hoa Dương Sơn (huyện Hòa Vang) là mùa được trông đợi nhất trong năm, bởi nó mang lại thu nhập chính cho nông dân trồng hoa. Năm nay, các hộ dân vẫn trồng một số loại hoa truyền thống như: Cúc đại đóa, cát tường, cẩm tú cầu, huệ, lay ơn...

Chị M chủ vườn hoa cúc (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) phấn khởi: “Năm nay chị trồng khoảng 2.000 chậu hoa cúc đại đóa. Mục đích của việc ngắt nụ hoa cúc chính nhằm tập trung dinh dưỡng để cây nuôi các nụ nhánh, ngắt nụ kịp thời sẽ làm hoa nở đồng đều hơn, mật độ phân nhánh cũng tốt hơn, giá trị thương phẩm cao hơn. Hiện nay đã có một số thương lái đến vườn đặt cọc mua hoa”.

Ngắt nụ hoa cúc, được xem là công việc thời vụ mang lại thu nhập tốt, lại khá nhàn hạ. Mỗi ngày, các bạn sinh viên làm từ bốn đến tám tiếng, mức lương dao động khoảng 25 nghìn đồng/giờ, nhờ đó mà mỗi sinh viên có thể kiếm được 150 - 200 nghìn đồng mỗi ngày.

Công việc không quá đòi hỏi tay nghề hay kinh nghiệm, chỉ cần cẩn thận và tỉ mỉ nên rất phù hợp với các bạn sinh viên. “Em thấy chủ vườn chia sẻ thông tin trên mạng xã hội nên em đăng kí đi làm để kiếm thêm thu nhập, cũng thấy công việc này khá nhẹ nhàng nên bạn bè em cũng đi rất đông”, T.C.T, sinh viên trường Cao đẳng Thương mại (Đà Nẵng) cho hay.

Mỗi đọt ngắt bỏ từ 3 - 4 nụ, chỉ chừa lại duy nhất một nụ cái (bông to nhất)
Mỗi đọt ngắt bỏ từ 3 - 4 nụ, chỉ chừa lại duy nhất một nụ cái (bông to nhất)

Đôi tay thoăn thoắt lặt từng nụ cúc, em L.M.Q (quê Quảng Nam, sinh viên trường Đại học Duy Tân) chia sẻ: “Tết đến có nhiều chi phí phải lo, sau Tết em còn phải đóng tiền học phí. Lên mạng tìm thấy công việc dễ, em làm 8 tiếng, tiền công 150.000 đồng/ngày. Hôm nào bận thì em làm một buổi, tiền lương được trả theo ngày nên em quyết định đi làm, chưa kể làm ở đây chưa đến 20 Âm lịch đã được nghỉ, tụi em có thể về quê ăn Tết sớm.

Công việc này không nặng nhọc và không đòi hỏi kỹ thuật nhiều, chỉ cần cẩn thận không để làm gãy lá, nụ chính, chỉ hơi đau lưng do phải đứng cả ngày. Ngoài ra, nó đòi hỏi người làm phải có tính chịu khó bởi dù thời tiết lạnh hay mưa nhỏ thì vẫn phải mặc áo mưa để làm, cho kịp thời gian hoa nở đúng dịp Tết”.

Người dân trồng hoa ở Đà Nẵng đang hy vọng vào
Người dân trồng hoa ở Đà Nẵng đang hy vọng thị trường hoa Tết được giá
Chủ vườn chi tiền triệu thuê người ngắt nụ cho hoa nở đúng dịp Tết
Vườn cúc chờ nở rộ dịp Tết

Tất bật bên những chậu hoa cúc, bà P.V.D (Tổ hợp tác hoa Dương Sơn) chia sẻ kinh nghiệm: “Đối với loại cúc, một bông cần phải tỉa bớt những nhánh phụ, nụ con mọc xung quanh, chỉ giữ lại nụ to trên thân chính để không tiêu hao dinh dưỡng của nụ chính. Đối với cúc chùm, cần tỉa bớt các cành tăm, cành mọc gần gốc cây, ngắt nụ chính để các nụ bên phát triển đều nhau”.

“Khi cây cao từ 20 - 30cm thì tiến hành cắm cọc, cột dây làm giàn để giữ cho cây cúc mọc thẳng không bị đổ. Để hoa kịp phục vụ Tết, hiện mỗi ngày tôi đều phải thuê từ 10 - 15 lao động làm việc thường xuyên trong vườn, với mức 150 - 200 nghìn đồng/ngày/người để chăm sóc hoa” bà P.V.D nói thêm.

Để hoa cúc nở đúng dịp và đạt chất lượng, người trồng phải xuống giống bắt đầu từ cuối tháng 8 Âm lịch. Cùng với đó, cây hoa cần được chăm sóc tỉ mỉ, công phu từ khâu làm đất, ươm giống cho đến theo dõi tình hình thời tiết, sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nghề trồng hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chỉ cần hoa nở sớm hoặc nở muộn là coi như mất Tết, công sức cả năm trời đổ sông, đổ bể.

Trải qua một năm 2021 đầy biến động với nhiều thiên tai, dịch bệnh, giờ đây những người nông dân trồng hoa tại TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đang đặt nhiều kỳ vọng vào vụ hoa Tết năm nay được “bội thu”. Có như vậy, người trồng hoa mới có được cái Tết sung túc, phấn khởi.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm