Tag
Huyện Thanh Oai:

Chùa cổ 700 tuổi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Văn hóa 05/02/2025 22:19
aa
TTTĐ - Nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, chùa Bối Khê (Đại Bi Tự) toạ lạc tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, là “bảo tàng sống” cho những trang sử hào hùng dân tộc. Đồng thời đây cũng là di sản vô giá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh trí tuệ, tinh thần và truyền thống của Nhân dân qua các thời kỳ lịch sử.
Người dân thảnh thơi lễ chùa năm mới Nhiều điểm mới tại lễ hội Chùa Hương Du khách đổ về chùa Bà Thiên Hậu chiêm bái, dâng hương

Độc đáo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”

Được khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang, đến nay chùa Bối Khê là một trong ba ngôi chùa còn bảo lưu được cấu kiện kiến trúc cổ nhất. Tiêu biểu nhất là Nhang đá hoa sen dựng năm Xương Phù 6 (1382) thời Trần, chim thần Ga -ru - đa tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật cao.

Toà Tiền Đường đặt trên bệ cao ba bậc so với mặt sân, mang một phong cách rất đặc biệt “thấp nhưng không hề bí’’.
Toà Tiền Đường đặt trên bệ cao ba bậc so với mặt sân, mang một phong cách rất đặc biệt “thấp nhưng không hề bí’’.

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ hệ thống các di vật đặc sắc mà ít ngôi chùa nào có được. Như tượng Quan Âm Nam Hải mang phong cách nghệ thuật thời Mạc sớm nhất ở Việt Nam hay bộ Cửu Long mang phong cách nghệ thuật thời Mạc cùng hệ thống chân tảng hoa sen, các di vật tượng thờ, bia đá, sắc phong… Tất cả những nét kiến trúc nghệ thuật còn đó là minh chứng có các thời kỳ phát triển nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật Việt Nam nói chung và sự phát triển của chùa Bối Khê nói riêng.

Không chỉ khiến du khách ấn tượng với tuyệt tác tạo hình, mà còn nằm ở vị trí đầy giá trị tâm linh của ngôi chùa. Ngôi chùa toạ lạc theo thế “Phượng thuỷ”, nằm gọn trên đầu con phượng như đàn tung cánh giữa trùng khơi. Gọi như thế bởi, phía trước có cánh đồng và bãi đất trống như cánh phượng tung bay; từ Ngũ môn quan tới Tam quan là cây cầu nhỏ vắt qua tựa mỏ phượng; hai bên sườn Tam bảo là 2 giếng đá cổ tựa đôi mắt; phần đất hình tam giác vắt sang làng Hưng Giáo (cùng xã Tam Hưng) tựa đuôi cong.

Bộ tượng Quan Âm chùa Bối Khê với đầy đủ dấu tích thời gian từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn.
Bộ tượng Quan Âm chùa Bối Khê với đầy đủ dấu tích thời gian từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn.

Khác với kiến trúc các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối khê thờ tự theo lối “Tiền Phật, hậu Thánh”, phía trước là nơi thờ Phật, phía sau là nơi thờ đức Thánh Bối Nguyễn Bình An, người có công truyền bá Phật pháp và xây dựng đời sống tâm linh, văn hóa cho người dân vùng này. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”.

Kết cấu phức tạp bên trong phần mái của chùa Bối Khê.
Kết cấu phức tạp bên trong phần mái của chùa Bối Khê.

Lịch sử của chùa Bối Khê luôn song hành cùng quá trình phát triển của đất nước. Dưới những mảng tường nham nhở vôi vữa, ít ai hay, có một địa đạo tồn tại trong khuôn viên chùa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Bối Khê đã đào hầm cất giấu lương thực nuôi cán bộ. Tại căn hầm lịch sử này, dân làng Bối Khê đã ba lần đập tan cuộc tấn công của thực dân Pháp, tiêu diệt tổng cộng 372 tên giặc, góp phần tạo nên truyền thống vẻ vang “Tam Hưng anh dũng”.

Địa đạo dài 3km, xuyên qua tòa thượng điện, chạy qua đền thờ Nguyễn Trực lưỡng quốc trạng nguyên (gần chùa Bối Khê) và chạy vòng quanh làng Bối Khê. Đến nay, các hầm trong xã và các xã lân cận đều đã bị bịt chặt, duy chỉ có hầm trong chùa Bối Khê vẫn giữ được một cửa và dài khoảng 7m.

Khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025

Di tích chùa Bối Khê đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1979. Để bảo tồn, phát triển di sản văn hoá, hàng năm ngôi chùa diễn ra lễ hội vào đầu xuân từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) và lễ hội cầu mưa, tục kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ.

Gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844).
Gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844).

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XXIII, Đảng bộ huyện Thanh Oai xác định bảo tồn và phát triển chùa Bối Khê là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đồng thời những năm qua, huyện Thanh Oai đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai nhiều dự án trùng tu, bảo tồn chùa Bối Khê theo hướng bền vững, giữ gìn nguyên trạng và đảm bảo tính chân thực lịch sử của di tích.

Khung cảnh hội xuân hàng năm của chùa Bối Khê.
Khung cảnh hội xuân hàng năm của chùa Bối Khê.

Để quảng bá hơn nữa bề dày lịch sử cũng như giá trị văn hoá, nghệ thuật, chùa Bối Khê luôn chú trọng việc phát triển du lịch tâm linh, trở thành địa điểm quan trọng trong bản đồ du lịch của huyện Thanh Oai và Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Huyện Thanh Oai tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch, đồng thời đảm bảo sự hài hòa giữa khai thác du lịch và bảo vệ cảnh quan, môi trường di tích.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, vào ngày 17/01/2025, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê. Đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao mà còn là thành quả của sự đoàn kết, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Đến ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng) huyện Thanh Oai sẽ tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê. Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng khẳng định, lễ đón nhận thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hoá cha ông để lại; tôn vinh những giá trị nghệ thuật kiến trúc của di tích chùa Bối Khê.

Đồng thời, buổi lễ còn là dịp khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025, là dịp tưởng nhớ, tôn vinh Đức Thánh Bối, ôn lại những giá trị truyền thống dân tộc của quê hương. Thông qua những sự kiện này, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về du lịch của quê hương Thanh Oai, phát triển kinh tế - xã hội huyện ngày càng khởi sắc, bền vững.

Đọc thêm

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ Văn hóa

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ

TTTĐ - Quần thể du lịch văn hoá lịch sử nằm trong siêu đô thị Sun Mega City phía Nam Hà Nội mang đến một phim trường cổ trang hoành tráng tái hiện Hoàng thành Thăng Long, đưa du khách quay ngược thời gian về thời đại Lý - Trần. Di sản hàng nghìn năm hứa hẹn tiếp tục vang danh trong nhịp sống mới…
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới Nghệ thuật

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

TTTĐ - Tối 27/4, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” đã diễn ra tại 3 điểm cầu Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư công phu, hoành tráng, chương trình là bản hùng ca vang mãi về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó tiếp thêm sức niềm tin, sức mạnh cho Nhân dân bước vào kỷ nguyên mới.
Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh Văn hóa

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

TTTĐ - Ngày 27/4, UBND huyện Cẩm Giàng và Nhân dân xã Cẩm Văn (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ hội truyền thống, dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh, tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia.
Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Hoàng Ly đã cùng sinh viên Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có màn trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng vô cùng ấn tượng hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xem thêm