Tag

Nhiều điểm mới tại lễ hội Chùa Hương

Người Hà Nội 03/02/2025 12:29
aa
TTTĐ - Công khai giá vé xuồng đò, Ban Tổ chức chuẩn bị chu đáo từ phân luồng giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ... là những điểm mới khiến lễ hội Chùa Hương năm nay được đánh giá là khác biệt so với mọi năm. Hứa hẹn là một mùa lễ hội văn minh, an toàn, thân thiện, du khách thập phương nô nức hành hương lễ Phật với niềm vui khởi hành may mắn đầu xuân.
Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt Hàng vạn du khách trảy hội chùa Hương Bài 4: "Những điều trông thấy" từ đổi mới quản lý lễ hội chùa Hương

Sáng 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng), lễ hội Chùa Hương chính thức khai mạc. Thời tiết chuyển lạnh nhưng không quá rét, rất thích hợp để du khách hành hương lễ Phật.

Do trùng vào ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kì nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày nên dịp khai hội Chùa Hương không quá đông như mọi năm. Theo ông Bùi Văn Triều, Trưởng ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), trước đó, từ ngày mùng 2 Tết đến ngày mùng 5, Chùa Hương đã đón gần 100.000 lượt khách tham quan.

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự khai hội Chùa Hương năm 2025
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự khai hội Chùa Hương năm 2025

Riêng trong ngày mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Chùa Hương dự kiến đón 2 vạn lượt khách đến tham quan, lễ chùa.

Điều du khách cảm nhận rõ nhất là Ban Tổ chức đã chuẩn bị hết sức bài bản, chu đáo cho lễ hội được diễn ra thành công tốt đẹp, khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Tiết mục văn nghệ tại lễ khai hội Chùa Hương
Tiết mục văn nghệ tại lễ khai hội Chùa Hương năm 2025 (Ảnh: TTXVN)

Ban Tổ chức tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉnh trang cảnh quan, không gian lắp đặt panô, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến đường Tỉnh lộ 419 (từ Đốc Tín đi Hương Sơn) và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến để tạo cảnh quan cho du khách về tham quan thưởng ngoạn lễ hội.

Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ trì phối hợp cùng các đơn vị xây dựng giải pháp tích hợp vé thắng cảnh và xuồng đò đảm bảo thuận tiện cho du khách, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé cho du khách và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật (bao gồm vé gộp thắng cảnh - đò thuyền và vé đò bù tải).

Nhiều điểm mới tại lễ hội Chùa Hương
Giá vé được công khai đồng thời hệ thống vé điện tử cho phép việc kiểm soát dễ dàng, nhanh chóng

Về giá vé các dịch vụ tại lễ hội năm nay, Ban Tổ chức công bố giá vé tích hợp phí tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích là 230.000 đồng/người lớn, 65.000 đồng/trẻ em. Tuyến Long Vân - Tuyết Sơn có giá 85.000 đồng/người lớn, 50.000 đồng/trẻ em.

Dịch vụ cáp treo từ chùa Thiên Trù đi động Hương Tích có giá vé khứ hồi 260.000 đồng/người lớn, 180.000 đồng/trẻ em; vé một lượt là 180.000 đồng/người lớn, 120.000 đồng/trẻ em.

Vé xe điện từ bãi gửi xe đến bến đò có giá 20.000 đồng/người/lượt. Đối với phí trông phương tiện, huyện Mỹ Đức đề xuất mức giá 30.000 đồng/lượt đối với ô tô dưới 9 chỗ, 50.000 đồng/lượt với xe trên 10 chỗ, gửi xe qua đêm thu thêm 20.000 đồng/xe.

Du khách trảy hội Chùa Hương
Du khách trảy hội Chùa Hương

Điểm mới của lễ hội Chùa Hương năm nay là Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương phân luồng xuồng, đò hợp lý phục vụ du khách với giá niêm yết công khai không còn tình trạng chèo kéo khách từ xa.

Xuồng đò được sơn đồng màu theo quy định, có đầy đủ áo phao. Ban Tổ chức trang bị giỏ đựng rác, ô che, ghế ngồi, nước uống miễn phí...

Mỗi lái đò như đều dùng điện thoại quét mã vé của khách. Mỗi xã viên lái đò có 1 mã QR để HTX quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách.

Theo Ban Tổ chức, 100% hộ kinh doanh, dịch vụ tham gia lễ hội đã được tập huấn về Luật Di sản văn hóa, thực hiện ký cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.

Nhiều điểm mới tại lễ hội Chùa Hương

Đối với những trường hợp làm phiền du khách như vòi vĩnh hay các hành vi không đúng mực, Ban Quản lý sẽ xử lý nghiêm, nhắc nhở và cam kết sẽ lập biên bản, xử lý nếu cần thiết.

Đến nay, Ban Tổ chức chưa gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào và đã có các biện pháp nhắc nhở các nhân viên và chủ phương tiện để bảo vệ quyền lợi du khách.

Điều đặc biệt, để đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận tiện cho du khách khi di chuyển hành trình dài, năm nay, các nhà vệ sinh công cộng tiếp tục phục vụ miễn phí cho du khách. Cùng với đó là việc thu gom rác thải và vận chuyển đưa đi xử lí tại khu tập trung của thành phố.

Ban Tổ chức cũng bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người như cổng động Hương Tích, ga cáp treo, sân Thiên Trù để đảm bảo an toàn cho du khách.

Lễ hội chùa Hương năm 2025 có chủ đề “Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Lễ hội diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết 1/5/2024 (tức từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 3/2/2025 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng).

Đọc thêm

Đừng để những cành hoa cũng biết buồn... Người Hà Nội

Đừng để những cành hoa cũng biết buồn...

TTTĐ - Ngày xuân vẫn còn nối dài trong tiết trời ẩm ướt trong làn mưa mỏng nhẹ. Mùa xuân là mùa cây lá đâm chồi và muôn hoa khoe sắc. Yêu hoa, chơi hoa là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, dù vậy, đừng để những đóa hoa cũng phải buồn phiền bởi sự vô tâm, lối ứng xử "thiếu trước thiếu sau" khi những cành hoa đã hết giá trị sử dụng.
Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa Người Hà Nội

Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa

TTTĐ - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa cũng như trách nhiệm trong việc phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.
Mùa xuân vui hội Đống Ba Người Hà Nội

Mùa xuân vui hội Đống Ba

TTTĐ - Hằng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch, Làng Đống Ba (thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội. Người dân địa phương cùng hàng ngàn du khách thập phương lại được chứng kiến những nét đẹp văn hoá truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ...
Nâng cao chất lượng trong tuyên truyền, thực hiện Luật Thủ đô 2024 Người Hà Nội

Nâng cao chất lượng trong tuyên truyền, thực hiện Luật Thủ đô 2024

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản triển khai hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 17/1 của UBND huyện Thanh Trì về tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng gia đình “5 có, 3 sạch”.
NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa"  từ tình yêu Hà Nội Người Hà Nội

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

TTTĐ - Bằng vở nhạc kịch "Lửa từ Đất", NSƯT Cao Ngọc Ánh không chỉ thực hiện lời hứa, tình yêu với Thủ đô mà còn tri ân Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội cùng đồng đội của ông, những thanh niên trí thức làm nên lịch sử của mảnh đất thiêng liêng này. Bên cạnh đó, chị cũng muốn thổi bùng lên ngọn lửa của lý tưởng, của khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển hơn trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc, xứng đáng với công lao mà cha ông ta đã cống hiến và hi sinh cho Hà Nội và đất nước.
Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, 2 làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc (Hà Nội) đã chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới.
Khoanh vùng bảo vệ 4 di tích mới được xếp hạng của Hà Nội Người Hà Nội

Khoanh vùng bảo vệ 4 di tích mới được xếp hạng của Hà Nội

TTTĐ - Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 17/2/2025 nêu rõ xếp hạng di tích cấp thành phố đối với 4 di tích gồm: Di tích lịch sử - lưu niệm danh nhân nhà thờ họ Nguyễn (xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ); Di tích lịch sử văn hóa đình Sen Trì (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất); Di tích lịch sử văn hóa quán Gò Mận (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất); Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ dòng họ Nguyễn Chính (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai).
Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Người Hà Nội

Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký Quyết định số 324 ngày 19/2/2025 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống hội chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ Người Hà Nội

Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

TTTĐ - Sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội, nghệ sĩ Lê Việt Anh cảm thấy rất vinh dự, tự hào và sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành xuất sắc vai diễn này góp phần giáo dục truyền thống, lan tỏa lý tưởng tuổi trẻ đến khán giả ngày nay đồng thời giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về bước trưởng thành đầy gian khổ và vinh quang của Đảng bộ thành phố.
Văn hóa người Hà Nội tỏa sáng trong thực hiện Nghị định 168 Người Hà Nội

Văn hóa người Hà Nội tỏa sáng trong thực hiện Nghị định 168

TTTĐ - Không chỉ ủng hộ, chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định 168 mà còn vui mừng vì được lan tỏa hình ảnh, lối sống tích cực của nghệ sĩ tới cộng đồng, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn - Nhà hát Ca Múa Nhạc Quân đội bày tỏ niềm vui mừng khi người Hà Nội đã phát huy tinh thần thượng tôn pháp luật, khẳng định nền tảng văn minh vững chắc của mình trong việc xây dựng văn hóa giao thông, vì sự tiến bộ của xã hội.
Xem thêm