Tag
Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển

Kinh tế 22/03/2025 11:43
aa
Xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực hiện nay không còn là sự lựa chọn, mà là một yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược đúng đắn tạo ra sức bật giúp Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0.
Thành lập BCĐ Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, đoàn thể thành phố Bài 2: Đi đầu chuyển đổi mô hình cả về lượng và chất EVNNPC hướng đến xây dựng doanh nghiệp số năm 2025 Tự hào 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh EVNNPC: Điện thương phẩm tháng 2 đạt 7,16 tỷ kWh

Những năm gần đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện để mỗi cán bộ công nhân viên (CBCNV) chủ động thay đổi nhận thức - thói quen trong việc thực hiện chuyển đổi số, không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi tri thức, gia tăng khả năng kết nối, sử dụng và áp dụng công nghệ số trong mọi mặt hoạt động nhằm hướng đến phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển

Bám sát và quán triệt các nội dung chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số, đặc biệt là từ Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;

Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn; Nghị quyết số 68/NQ-HĐTV về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thông qua…

Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển

EVNNPC đã chủ động xây dựng các kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2022 (theo Nghị quyết số 141/NQ-HĐTV ngày 8/4/2021) và kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2023 – 2025 (theo Nghị quyết số 192/NQ-HĐTV ngày 1/8/2023) với nội dung tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Số hóa quy trình, số hóa dữ liệu, triển khai các công nghệ số trong mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khách hàng, đầu tư xây dựng và quản trị nội bộ…

EVNNPC chuyển đổi các trạm biến áp TBA 110kV sang vận hành theo phương thức không người trực
EVNNPC chuyển đổi các trạm biến áp TBA 110kV sang vận hành theo phương thức không người trực

Cụ thể đến nay, EVNNPC đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu lưới điện 110kV, cũng như lưới điện trung áp với 100% thiết bị trên lưới được số hóa qua phần mềm hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS. Đồng thời, Tổng công ty còn chuyển đổi các trạm biến áp (TBA) 110kV sang vận hành theo phương thức không người trực.

Việc nâng cấp hệ thống điều khiển và đưa các trạm vào vận hành không người trực đã mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất lao động. Đặc biệt, các TBA không người trực có khả năng tự động hóa hoàn toàn công tác quản lý, giám sát quy trình vận hành của máy biến áp.

Trung tâm Điều khiển xa tại 27 Công ty Điện lực trực thuộc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình cung cấp điện, điều khiển toàn bộ lưới điện ở các TBA 110kV, cũng như các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung thế… Từ đó, đã làm giảm tối đa nhân lực vận hành, giảm khối lượng công việc mà nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi, ghi chép và báo cáo; Đảm bảo yếu tố an toàn sức khỏe cho người lao động.

Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển

Đối với công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVNNPC đã cung cấp 100% dịch vụ điện cấp độ 4 – cấp độ cao nhất trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ; 100% hồ sơ công việc đều được xử lý trên môi trường không gian mạng.

Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đã số hóa 100% hồ sơ, hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng; Thực hiện chuẩn hóa và thống nhất các kênh cung cấp dịch vụ đến khách hàng theo hướng thống nhất từ cấp độ Tập đoàn xuống Tổng công ty và tới cấp Công ty. Mặt khác, thông qua ứng dụng EVNNPC.CSKH, giờ đây khách hàng tại 27 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc đã có thể chủ động quản lý tình hình sử dụng điện trực tuyến, cũng như ước tính sản lượng điện năng và cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đặc biệt, EVNNPC còn cung cấp thông tin điện lực dựa trên nền tảng internet thông qua các nền tảng số như: Fanpage Facebook, Zalo, website CSKH, email… và đẩy nhanh quá trình thay thế lắp đặt công tơ cơ khí sang công tơ điện tử đo xa. Với các nền tảng này, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi và chỉ cần vài cú click chuột hoặc thao tác trên điện thoại di động có kết nối internet.

EVNNPC còn cung cấp thông tin điện lực dựa trên nền tảng internet thông qua các nền tảng số như: Fanpage Facebook, Zalo, website CSKH, email, ứng dung CSKH
EVNNPC còn cung cấp thông tin điện lực dựa trên nền tảng internet thông qua các nền tảng số như: Fanpage Facebook, Zalo, website CSKH, email, ứng dung CSKH
EVNNPC tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động SXKD, đáp ứng lộ trình chuyển đổi số của ngành điện đề ra.
EVNNPC tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động SXKD, đáp ứng lộ trình chuyển đổi số của ngành điện đề ra.
Trung tâm Điều khiển xa tại 27 Công ty Điện lực trực thuộc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình cung cấp điện, điều khiển toàn bộ lưới điện ở các TBA 110kV
Trung tâm Điều khiển xa tại 27 Công ty Điện lực trực thuộc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình cung cấp điện, điều khiển toàn bộ lưới điện ở các TBA 110kV

Trong lĩnh vực đầu tư, khảo sát thiết kế và đấu thầu, EVNNPC đã tích cực chuyển đổi số theo hướng áp dụng nhật ký thi công điện tử, biên bản nghiệm thu điện tử và áp dụng chữ ký số trong công tác quản lý dự án trên phần mềm. Cùng với đó, các thông tin về hợp đồng, thiết bị và đơn giá được Tổng công ty cập nhật thường xuyên trên chương trình IMIS 2.0; Triển khai ứng dụng thiết kế 3D chuyên dụng trong công tác thiết kế các dự án xây dựng đường dây và TBA.

Mặt khác, hiện nay 100% số lượng các gói thầu đều được EVNNPC thực hiện theo hình thức đấu thầu qua mạng thông qua hệ thống điện tử; 100% dữ liệu thực hiện của nhà thầu được đánh giá, chấm điểm và chia sẻ trong toàn ngành Điện. Đặc biệt, Tổng công ty còn chủ động tham gia vào quá trình vận hành các hệ thống phần mềm khác như: Phần mềm quản trị hệ thống nhân sự HRMS; Triển khai dự án quản lý lưới điện trên bản đồ hành chính GIS; Quản lý nguồn và lưới điện (PMIS); Triển khai phần mềm quản lý máy biến áp…

EVNNPC đang áp dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử Digital-Office với tất cả CBCNV
EVNNPC đang áp dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử Digital-Office với tất cả CBCNV

Riêng trong lĩnh vực quản trị nội bộ, mà trọng tâm là lĩnh vực quản trị văn phòng, EVNNPC đang áp dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử Digital-Office (D-Office) với tất cả CBCNV. Đây là nền tảng công nghệ mới, đảm bảo tính mở rộng và phù hợp định hướng công nghệ của Tập đoàn.

Hệ thống bao gồm đầy đủ các phân hệ như: Phân hệ văn thư; Phân hệ văn bản đến, công việc; Phân hệ văn bản đi/Phân hệ văn bản đi nội bộ; Áp dụng chữ ký số, cũng như hồ sơ tài liệu, đánh giá, chấm điểm, tích hợp hệ thống gửi nhận văn bản giữa EVN và các đơn vị,... Bên cạnh đó, hệ thống cũng được bổ sung một số tính năng nghiệp vụ mới đáp ứng đầy đủ các quy định về công tác văn phòng và sẵn sàng cho việc mở rộng theo cải cách hành chính của Tập đoàn.

Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển

Ông Phan Tử Lượng - Phó Tổng giám đốc EVNNPC nhấn mạnh: Hướng tới hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số trong tương lai gần, thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. Trong đó, EVNNPC xác định lấy con người làm trung tâm và tập trung xây dựng nguồn nhân lực chuyển đổi số thông qua công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho người lao động, cũng như kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ công nghệ thông tin.

Đồng thời, Tổng công ty cũng sẽ chủ động nâng cấp các phần mềm, phát triển thêm một số phần mềm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của lưới điện thông minh, cũng như phục vụ khách hàng ngày một hoàn hảo. Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực quản lý và khai thác vận hành hiệu quả thiết bị đối với lưới điện 110kV và phân phối; Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh điện năng; Số hóa các quy trình nội bộ thuộc lĩnh vực quản lý đấu thầu, nâng cao năng lực quản trị công tác kế hoạch, xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý công tác dịch vụ điện lực…

Với bước đi bài bản, kết hợp với sự chỉ đạo quyết liệt từ Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi CBCNV-NLĐ trong toàn Tổng công ty, chắc chắn rằng, quá trình chuyển đổi số tại EVNNPC tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ, hiệu quả và toàn diện trong mọi mặt hoạt động. Qua đó, góp phần hoàn thành thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, sớm cán đích trở thành doanh nghiệp số, đồng thời quảng bá và xây dựng hình ảnh người thợ điện miền Bắc thân thiện, chuyên nghiệp, vì khách hàng.

Nhờ đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nên EVNNPC đã luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao. Chỉ tính riêng trong năm 2024 vừa qua, sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty đạt trên 99 tỷ kWh, tăng trưởng 9,46% so với năm trước đó, đồng thời tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về sản lượng điện thương phẩm trong 5 Tổng công ty phân phối trực thuộc EVN; Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện đạt 3,86%, qua đó đã về đích trước 2 năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 EVN giao; Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ theo phương thức điện tử đạt 100%; Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ điện cấp độ 4 đạt 100%; Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt nâng lên 92,4%; Chỉ số độ tin cây cung cấp điện không ngừng được cải thiện; Công tác đầu tư xây dựng luôn đảm bảo tiến độ; Mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên đáng kể…

Đọc thêm

Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3 Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3

TTTĐ - Giá nước sạch tại 9 khu vực của tỉnh Quảng Nam được điều chỉnh tăng, trong đó giá nước kinh doanh dịch vụ có giá đến 18.959 đồng/m3.
Bà con rưng rưng đón nhận căn nhà mơ ước... Doanh nghiệp

Bà con rưng rưng đón nhận căn nhà mơ ước...

TTTĐ - “Mấy hôm nay, gia đình tôi vui mừng khôn tả. Giấc mơ về một căn nhà kiên cố tưởng chừng xa vời nay đã thành hiện thực, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và VietinBank” - ông Mấu Chánh rưng rưng xúc động bày tỏ niềm vui trong ngày chuyển vào căn nhà mơ ước...
Khơi thông điểm nghẽn các dự án trọng điểm để kịp giải ngân Kinh tế

Khơi thông điểm nghẽn các dự án trọng điểm để kịp giải ngân

TTTĐ - Nhiều dự án trọng điểm được bố trí vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng đến tiến độ giải ngân rất thấp. Qua đó, TP Hồ Chí Minh sẽ rà soát tiến độ thực hiện các dự án để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giải ngân.
TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu Kinh tế

TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh vừa tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025, lên vị trí 110 toàn cầu và đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Thành phố cũng lần đầu tiên lọt vào top 5 Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.
Buồng lái mô phỏng trực thăng Airbus H175 nâng cao trình độ phi công Kinh tế

Buồng lái mô phỏng trực thăng Airbus H175 nâng cao trình độ phi công

TTTĐ - Airbus tiếp tục tăng cường cam kết đảm bảo an toàn hàng không bằng việc mở rộng Học viện Đào tạo bay Airbus Helicopters tại Malaysia, đồng thời bổ sung thêm thiết bị mô phỏng buồng lái (Full-flight simulator-FFS) thứ ba tại thành phố Subang của quốc gia này.
Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố Thị trường - Tài chính

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch giao để thúc đẩy tăng trưởng Kinh tế

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch giao để thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bứt phá toàn diện, PVCFC giữ thế chủ lực trong mùa vụ Hè Thu Nhịp sống phương Nam

Bứt phá toàn diện, PVCFC giữ thế chủ lực trong mùa vụ Hè Thu

TTTĐ - Để chuẩn bị và đảm bảo nguồn cung cho vụ mùa Hè Thu, ngay từ đầu năm 2025 Công ty Cổ Phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tăng tốc sản xuất, dồn lực kinh doanh, phân phối, chủ động nguồn hàng kịp thời cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm. Việc này sẽ góp phần giảm đáng kể áp lực cho bà con, hạn chế tình trạng khan hàng cục bộ và tạo điều kiện để nông dân chủ động sản xuất, nâng cao năng suất mùa vụ.
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025” Doanh nghiệp

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

TTTĐ - VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao Venture Forum 2025 với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo

TTTĐ - Chính phủ đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định cho vay không tài sản đảm bảo, lãi suất đặc biệt 0%/năm từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm