Tag

Chuyển đổi số “xanh” - động lực mới phát triển Hải Phòng

Công nghệ số 25/01/2025 08:00
aa
TTTĐ - Hải Phòng xác định việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ hoạt động cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó, chuyển đổi số “xanh” là động lực mới hướng đến nền kinh tế với mức phát thải từ thấp đến rất thấp dựa trên tiêu chuẩn về phát triển xanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững, thân thiện môi trường, văn minh.
Nhà hát lớn Hải Phòng
Nhà hát lớn Hải Phòng

Hải Phòng thay da đổi thịt nhờ “chuyển đổi số”

Ngày 26/10/2021, Thành ủy Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng xác định chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số; người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số.

Dữ liệu số là nguồn tài nguyên, phải được mở, chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị và phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.

-Khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng
Khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng

Mục tiêu của Hải Phòng là đi từ đổi mới căn bản đến toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố dựa trên áp dụng công nghệ số, dữ liệu số. Tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, với 3 trụ cột kinh tế: Công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2030 Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chia sẻ: “Hải Phòng một trong những nơi có vị thế quan trọng, là trọng điểm phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ và của cả nước. Chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự phát triển cho Hải Phòng, mà còn là đòn bẩy, là sợi dây liên kết kéo theo sự phát triển của cả vùng kinh tế quan trọng này…”.

Tính từ thời điểm Hải Phòng thực hiện chuyển đổi số đến nay thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể, làm chuyển mình mạnh mẽ và “thay da đổi thịt” trông thấy. Hạ tầng mạng viễn thông, internet đã được đầu tư rộng khắp. Vùng phủ sóng 4G đạt 100% các khu dân cư, nâng tốc độ tải khoảng 16% so với cuối năm 2023.

Kho dữ liệu dùng chung được hình thành, đã cập nhật 1.941 trường thông tin và hơn 437.000 bản ghi dữ liệu; cổng dữ liệu mở đã công bố 50/98 bộ dữ liệu mở do 7/20 sở, ngành cung cấp; tích hợp 1.579/1.937 dịch vụ công trực tuyến lên cổng quốc gia đạt tỷ lệ 81,51%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 90%.

100% các cơ sở khám, chữa bệnh đã kết nối liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử lên Cổng Giám định BHYT. Đồng thời triển khai mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, kios tự phục vụ; mô hình khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VneID; triển khai ký số học bạ, sổ điểm điện tử ở các cấp học.

Số lượng doanh nghiệp triển khai hợp đồng điện tử đạt trên 80%; số lượng doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%. 100% các cảng triển khai hệ thống quản lý cảng thông minh, kinh tế số chiếm 29,7% GRDP…

Riêng năm 2024, thành phố Hải phòng xác định thực hiện 81 nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực chuyển đổi số, với kinh phí dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.

Chuyển đổi số xanh - tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế bền vững

Trên nền tảng số “chuyển đổi xanh” là một trong những yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế bền vững tại nhiều quốc gia. Việt nam không nằm ngoài xu thế chung khi đang dần hướng các mục tiêu chuyển đổi xanh nhằm bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi số “xanh” - động lực mới phát triển Hải Phòng
Trung tâm thành phố Hải Phòng

Nhận thấy sự quan trọng và cần thiết, UBND TP Hải Phòng đã phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức Diễn đàn chuyển đổi số - Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Hoàng Minh Cường khẳng định: “Chuyển đổi số xanh là một trong những yếu tố quan trọng và then chốt nhất của quá trình chuyển đổi. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, động lực của sự phát triển.

Diễn đàn này là cơ hội để Hải Phòng tiếp tục có những góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Đồng thời, còn là dịp để các cấp, ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin của Hải Phòng được kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn thành phố”.

Hải Phòng hiện có 14 Khu công nghiệp đang hoạt động, cũng là địa phương có số lượng bến cảng lớn nhất cả nước với 49 bến cảng. Các chuyên gia, diễn giả tham gia diễn đàn cho rằng, các khu công nghiệp cần có cần thay đổi tư duy trong việc xây dựng Khu công nghiệp.

Cụ thể, các Khu công nghiệp phát triển hạ tầng xanh sẵn có - để hấp dẫn nhà đầu tư với điện xanh, nước sạch, môi trường xanh, xử lý rác thải xanh, hạ tầng các nhà xưởng có sẵn, xanh - thông minh với các hệ thống kiểm soát; tài chính xanh. Tiếp theo là phát triển các hạ tầng số bao gồm: Hạ tầng dữ liệu, Hạ tầng truyền dẫn (cáp quang, 5G), Hạ tầng các giải pháp số.

Đồng thời, thành phố cần có chiến lược săn đón và sự chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng cứng và hạ tầng mềm đủ lớn để đón những doanh nghiệp lớn trên thế giới. Phát triển hạ tầng số - hình thành chuyển đổi kép số - xanh, tạo lợi thế vượt trội hấp dẫn nhà đầu tư cho Hải Phòng.

-Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

“Chuyển đổi số xanh” còn là thuật ngữ khá mới mẻ, việc triển khai thực hiện cũng không hề dễ dàng. Tuy vậy, việc chuyển đổi nào cũng cần thời gian để từng bước chuyển mình. Chuyển đổi số - chuyển đổi số xanh cần trở thành nhận thức và thói quen hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... để Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung trở thành nơi có sức hút về tạo dựng môi trường đầu tư, sản xuất, phát triển kinh tế bền vững và tạo ra lĩnh vực công nghệ có lợi thế cạnh tranh lớn gắn với các sản phẩm thân thiện môi trường, các thiết bị công nghệ thông minh giảm thiểu phát thải.

Kim Huệ - Quang Chiến

Đọc thêm

Visa đồng hành tài trợ lễ hội game HoYo FEST 2025 trên toàn khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Visa đồng hành tài trợ lễ hội game HoYo FEST 2025 trên toàn khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức công bố lần đầu tiên đồng hành tài trợ cùng HoYo FEST 2025, đánh dấu mốc quan trọng của sự kiện tại Đông Nam Á.
Sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân Công nghệ số

Sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân

Chiều 30/6, lần thứ 4 trong hơn 1 tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp xuyên suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 1/7/2025.
Tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng AI cho cán bộ ngành Tòa án Công nghệ số

Tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng AI cho cán bộ ngành Tòa án

TTTĐ - Ngày 28/6, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII phối hợp cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tại tòa án” cho hơn 1.000 Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Hòa giải viên TAND TP Hồ Chí Minh nhằm từng bước nâng cao hiệu quả xử lý nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Tư pháp.
Đà Nẵng: Vận hành chính quyền số hiệu quả phục vụ người dân Chuyển đổi số

Đà Nẵng: Vận hành chính quyền số hiệu quả phục vụ người dân

TTTĐ - Để quy trình thử nghiệm được vận hành thông suốt, giải pháp công nghệ thông tin được đẩy mạnh ứng dụng tại các phường, xã mới. Thủ tục hành chính công cũng được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn cho người dân.
Chuyển đổi số - đòn bẩy chiến lược trong quản lý rác thải Công nghệ số

Chuyển đổi số - đòn bẩy chiến lược trong quản lý rác thải

TTTĐ - Đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ hơn 7.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trong khi phương pháp quản lý rác thải truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là giải pháp chiến lược để thành phố Hà Nội đạt mục tiêu trở thành đô thị xanh – thông minh.
Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân Công nghệ số

Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân

TTTĐ - Các Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, Kỳ họp HĐND và Hội nghị thành viên UBND xã Hồng Vân (Hà Nội) diễn ra sáng nay đều nhanh, gọn nhờ ứng dụng chuyển đổi số.
Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp Công nghệ số

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh không được để gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trước và sau thời điểm tổ chức lại bộ máy.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ Công nghệ số

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

TTTĐ - Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả Tiêu điểm

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học Công nghệ số

Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đang tích cực chuyển mình từ tư duy đến những giải pháp cụ thể trong từng hành động chiến lược.
Xem thêm