Tag

Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững

Thị trường - Tài chính 06/12/2021 13:35
aa
TTTĐ - Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp phục hồi kinh tế tại diễn đàn "Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững'' vừa diễn ra.
Diễn đàn là cơ hội để đề xuất chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế Tầm quan trọng của dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thương mại Việt Nam tiếp đà cải thiện

Gói hỗ trợ 844.000 tỷ phục hồi phát triển kinh tế

Nêu một số gợi ý chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội tại diễn đàn "Kinh tế Việt Nam 2021", Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia, cho rằng kinh tế nước ta “đang có dấu hiệu lỡ nhịp, lỡ cơ hội, tụt hậu” do tác động của đại dịch COVID-19.

Theo ông Lực, tăng trưởng GDP quý III năm 2021 giảm 6,17% và cả năm 2021 dự báo chỉ tăng khoảng 2%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng 3,98%, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, ông Lực cho rằng, việc ban hành chính sách tài khoa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ông Lực phân tích, tổng giá trị công bố các gói chính sách, gói hỗ trợ gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách an sinh xã hội và chính sách khác ước khoảng 843.845 tỷ đồng, tương đương 10,38% GDP năm 2021.

Trong đó, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 678.395 tỉ đồng. Về giá trị thực tế của tổng hợp các gói chính sách, gói hỗ trợ nêu trên, theo tính toán của nhóm nghiên cứu là khoảng 445.760 tỷ đồng (chiếm 5,48% GDP).

Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia

Theo vị chuyên gia, với giá trị thực chi của gói hỗ trợ khoảng 445.760 tỷ đồng thì nguồn lực cho gói hỗ trợ bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tiết giảm chi phí, thúc đẩy cổ phần hóa thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, cho phép sử dụng bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm xã hội mua trái phiếu Chính phủ, các quỹ ngoài ngân sách...

Nhấn mạnh nguồn lực và huy động nguồn lực thực hiện chính sách là điều quan trọng, TS.Cấn Văn Lực cho rằng cần phải chấp nhận thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong 2022-2023.

Các giải pháp hỗ trợ phải triển khai khẩn trương

Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Francois Painchaud, trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, để có thể tận dụng các cơ hội phục hồi phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cần phải đảm bảo ổn định vĩ mô về cả tài khóa cũng như tiền tệ. Đó là điều quan trọng nhất trong thời điểm này.

Theo ông Francois Painchaud, từ kinh nghiệm ứng phó dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra bài học đẩy mạnh đầu tư cho y tế, an sinh xã hội, tiến hành các chương trình hỗ trợ người lao động khu vực phi chính thức.

Các chương trình này cần được đẩy mạnh nhân rộng, tiến hành kịp thời hơn, quyết liệt hơn và làm cho dễ tiếp cận hơn nữa. Trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ còn gặp những thách thức mới, vậy nên cần có cơ chế để ứng phó với những khó khăn này.

Về cơ hội, ông Francois Painchaud cho rằng, Việt Nam có cơ hội lớn để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần đầu tư dài hạn vào chuyển đổi nền kinh tế, cải thiện kỹ năng, nâng cao kết nối, số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử để Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn.

Hiện nay, Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở mức ngang tầm với các nước trong khu vực, cần phải tham gia các công đoạn thêm giá trị gia tăng, đẩy mạnh hiệu quả thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường cải thiện hiệu suất lao động ở cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

"Việt Nam đã có nền tảng để cải cách cơ cấu, hiện này là thời điểm phù hợp để triển khai một cách khẩn trương hơn nữa", ông Francois Painchaud đánh giá.

Y tế là giải pháp quan trọng nhất để phục hồi kinh tế

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội do tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách tài khóa và tiền tệ của thế giới và Việt Nam. Giải pháp về y tế và sức khỏe được coi là giải pháp quan trọng nhất.

Ở Việt Nam, chiến lược vắc xin đã được thực hiện rất tốt. Việc tiêm chủng vắ -xin được triển khai rất nhanh. Tuy nhiên, khi thế giới xuất hiện biến chủng mới omicron thì Việt Nam phải cần thêm vắc xin và cần có động lực cho việc tiêm vắc xin.

Theo ông Andrew Jeffries, Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất và nhận chuyển giao công nghệ vắc-xin mới, đảm bảo về y tế và sức khỏe cho người dân. Tư duy này là cơ hội tốt cho Việt Nam trong các giải pháp phục hồi kinh tế.

Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững
Ông Andrew Jeffries (ngồi giữa), Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam

Bên cạnh đó, Việt nam cũng quản lý nợ công cẩn trọng và chặt chẽ, mở rộng về tài khóa. Có nhiều dư địa cho việc thuyết phục vay vốn và phục hồi.

Để phục hồi cần có nhiều gói kích cầu và kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, cùng với đó là việc cải cách thuế, chi tiêu ngân sách, huy động nguồn lực. Đồng thời, các ngân hàng tham gia rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của khu vực, trong khi đó nhu cầu của Việt Nam rất lớn. Đầu tư công và cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế.

Vậy làm thế nào để tạo nguồn lợi về kinh tế cho các địa phương, cho cả nước? Làm thế nào để đưa ra những lợi nhuận về tài chính cho nhà đầu tư và người dân? Đó là những vẫn đề cần phải quan tâm. Bên cạnh đó, trong hợp tác khu vực, cần tiếp tục có những nguồn cung vắc xin và gia tăng kết nối du lịch. Điều này sẽ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước ASEAN.

Ngoài ra, chuyển đổi số là lĩnh vực rất quan trọng trong phục hồi sau đại dịch. Do đó, cần cơ sở hạ tầng để vụ cho chuyển đổi số; có giải pháp quan trọng để thu hút được đầu tư trong lĩnh vực này; Bổ trợ về đầu tư, đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật cho người lao động trong doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp cấp địa phương. Tất cả những nỗ lực này trong thời gian dài sẽ đóng vai trò tiếp tục nâng cao phát triển kinh tế Việt Nam.

Bốn khuyến nghị dành cho Việt Nam

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam có 4 khuyến nghị dành cho Việt Nam đối với vấn đề phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Thứ nhất là Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế. Hiện tại, Việt Nam đang làm rất tốt công tác tiêm vắc xin cho người dân với tốc độ bao phủ vaccine ấn tượng. Do đó nên tiếp tục đẩy mạnh việc đặt hàng và phân phối vắc xin ngừa COVID-19, đồng thời cũng cần lên kế hoạch phân phối vắc xin trong tương lai. Ngoài ra, Việt Nam nên cân nhắc khả năng tái xây dựng hệ thống y tế hậu đại dịch.

Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thứ hai, Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Và phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về danh mục các khoản đầu tư hiện nay. Hiện danh mục đầu tư có rất nhiều dự án có tên nhưng chưa có thiết kế chi tiết, chưa có nghiên cứu khả thi để triển khai.

"Tôi tin rằng, quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng một danh mục đầu tư tốt là yếu tố then chốt để quá trình đầu tư vào các hoạt động phục hồi kinh tế diễn ra nhanh chóng", bà Carolyn Turk chia sẻ.

Thứ ba, Việt Nam cũng nên cân nhắc về tính hiệu quả, một yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế và cũng đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam.

Theo bà Carolyn Turk, Việt Nam nên cân nhắc đến tính hiệu quả không chỉ trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động chính phủ. Một cách để đạt được mục tiêu này là cân nhắc việc áp dụng các cơ chế số hóa mới để đạt được hiệu quả cao hơn.

Về phía Chính phủ, Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực như quá trình phê duyệt đã được số hóa, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự đạt được mục tiêu hợp lý và hiệu quả nhất.

Cùng lúc đó, Chính Phủ cũng cần tính tới việc đầu tư cho các doanh nghiệp, để giúp họ ứng dụng được những công nghệ số mới, nhằm giúp cho Việt Nam giữ được vị thế tiên phong trong mặt trận đổi mới và công nghệ, bởi khu vực tư nhân sẽ là động lực cho quá trình phục hồi và phát triển của Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam nên cân nhắc tới tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cho người dân.

"Các gói hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cá nhân, các hộ gia đình so với khu vực cho tới thời điểm này vẫn còn thấp, cho nên chúng ta có thể cân nhắc việc gia tăng hỗ trợ và chúng tôi tin rằng vẫn còn dư địa tài khóa để làm việc này. Tuy nhên, để các gói hỗ trợ hiệu quả thì chúng ta cần quy trình thực hiện mạnh mẽ và mục tiêu cụ thể, rõ ràng", bà Carolyn Turk cho biết.

Cần đánh giá sức hấp thụ của các chính sách hỗ trợ

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Đại biểu TP Hà Nội) - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, bên cạnh việc tăng cường nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế, chúng ta cần đánh giá được sức hấp thụ của các chính sách hỗ trợ này ra sao, để đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát.

Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững
Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo ông Cường, hiện tại, tiêu chí để đánh giá, xác định hiệu quả của việc hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đều rất chậm.

Cụ thể, tốc độ chuyển vốn vào các hoạt động đầu tư phát triển, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tốc độ tăng trưởng tín dụng đều chậm. Điều này chứng tỏ sức hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế đang có vấn đề.

Ông Cường bày tỏ sự băn khoăn dòng vốn hỗ trợ có đang thực sự đi vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không; giá trị và hiệu quả kinh tế tạo ra so với đồng vốn chuyển vào đầu tư như thế nào…

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, những chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới cần phải làm rõ và giải quyết được vấn đề này, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn, đưa ra những giải pháp đặc biệt về giải ngân vốn đầu tư công, thậm chí đặt hàng đơn vị tư nhân giải ngân vốn đầu tư công làm sao đảm bảo tiến độ giải ngân nhanh và hiệu quả.

"Ngân hàng cần đồng hành với doanh nghiệp, vốn tín dụng hỗ trợ phải đảm bảo chảy vào đúng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực mong muốn đầu tư; thay đổi phương thức tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp", ông Cường góp ý.

Đọc thêm

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024 Thị trường - Tài chính

Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

TTTĐ - Ngày 14/11, UBND tỉnh Long An và Bộ Công thương tổ chức hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm chủ trì hội nghị.
Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, tất cả mặt hàng xăng dầu cùng đi xuống từ 15 giờ hôm nay (14/11).
Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng

TTTĐ - Chiều 13/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Xem thêm