Tag

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/10/2020 14:00
aa
TTTĐ - “Chuyện nhà mình - Giáo dục bằng yêu thương” là chủ đề buổi tọa đàm trực tuyến mới được tổ chức nhằm đồng hành cùng các gia đình trong việc chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em; Đồng thời hướng đến áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong nuôi dạy trẻ hàng ngày.
Lan tỏa hành động đẹp với cuộc thi ảnh “Việc tốt vì trẻ em” Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em An toàn cho trẻ em gái - phòng tránh quấy rối, xâm hại trẻ em Cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ vượt khó” về trẻ em khuyết tật “Tôi chọn hành tinh xanh” - tiếng nói của trẻ em Việt Nam về môi trường

Chương trình nằm trong khuôn khổ chiến dịch Lan toả yêu thương 2020: Giáo dục bằng yêu thương do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với các bên liên quan thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) và Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển.

Quan niệm truyền thống đã tồn tại rất lâu đối với các bậc cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ là “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” với hàm ý giáo dục trẻ nên người cần sử dụng đòn roi, quát mắng và phạt khi trẻ không làm như chúng ta mong muốn.

Đến bây giờ vẫn còn rất nhiều bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt. Tuy nhiên, bạo lực và trừng phạt chưa bao giờ là cách thức giáo dục hiệu quả.

Việc tìm ra một phương pháp giáo dục không đòn roi, không nước mắt mà vẫn đạt được hiệu quả vẫn là một bài toán khó với mỗi gia đình.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
Các diễn giả tham gia chương trình

Chia sẻ về chương trình và chiến dịch Lan tỏa yêu thương, bà Trần Vân Anh, Giám đốc chương trình MSD nói: “Việc chịu đựng những trừng phạt về thể chất và tinh thần sẽ gây ra những vết thương đối với trẻ em. Những vết thương trên cơ thể có thể sẽ lành nhưng những vết thương về tâm lý sẽ hằn sâu, thậm chí sẽ đi theo những đứa trẻ cả cuộc đời và không thể chữa lành được.

Chiến dịch Lan tỏa yêu thương năm nay với chủ đề “Giáo dục bằng yêu thương”, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng với các gia đình trong việc chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần như đánh, quát mắng, từ bỏ những phương pháp giáo dục đầy nước mắt, thay vào đó là những phương pháp giáo dục tích cực để trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, được phát triển toàn diện, tự tin vào bản thân mình và phát huy được những tố chất, khả năng đặc biệt”.

Đại diện trẻ em, nam sinh Hồ Anh Tuấn (13 tuổi, học trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Khi bị bố mẹ phạt, con rất sợ và cũng từng nghĩ trong lòng là sẽ không tái phạm nữa. Tuy nhiên, việc sửa sai rất khó. Khi con mắc lỗi, bố mẹ có thể chỉ ra những lỗi của con, hướng dẫn cách giải quyết và đặt ra mục tiêu cũng như phần thưởng khi con đạt được. Như vậy, con sẽ có động lực không phải để không bị đánh mà là để làm những việc tốt hơn”.

Em Hồ Anh Tuấn - đại diện trẻ em đến từ trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội
Em Hồ Anh Tuấn - đại diện trẻ em đến từ trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tại buổi trò chuyện, các diễn giả đã cùng nhau thống nhất quan điểm rằng các hình thức trừng phạt bằng đánh mắng có thể mang lại kết quả tức thời nhưng không dạy được trẻ bài học về việc phân biệt đúng sai. Thậm chí, hình thức đó có thể khiến trẻ tin rằng bạo lực là cách thức để giải quyết vấn đề, khiến người khác làm theo ý mình. Tệ hơn nữa, điều đó có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lên.

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về tâm lý học và phương pháp kỷ luật tích cực, PSG. TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học, chia sẻ: “Khi trẻ con không biết đọc, ta dạy chúng đọc. Khi trẻ con không biết đi xe đạp, ta dạy chúng đạp xe. Vậy thì tại sao khi chúng cư xử chưa tốt, ta lại đánh mắng mà không dạy chúng?

Tình yêu thương không nhất thiết phải thể hiện bằng cách đau đớn như vậy. Việc giáo dục bằng bạo lực và trừng phạt về lâu dài sẽ khiến trẻ chai lì và phản tác dụng.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
PSG. TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học

Cha mẹ hãy trở thành những người bạn của con, hãy lắng nghe con bằng cả trái tim của mình. Việc áp dụng giáo dục tích cực cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Thứ nhất là tôn trọng con và mong muốn của con; Thứ hai, cần sự nhất quán và cuối cùng, bố mẹ hãy nhớ rằng việc giáo dục con là một quá trình lâu dài. Vì thế, bố mẹ hãy kiên nhẫn với con”.

Cùng quan điểm với ông Hảo, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành bổ sung thêm: “Có nhiều bố mẹ tin rằng mình đang chăm sóc con tốt hơn thời trước và thường hay nói các con sung sướng hơn bố mẹ rất nhiều. Thực tế, trẻ em đang bị thu hẹp không gian tự do của mình bởi sự bao bọc hay thậm chí là sự áp đặt, kiểm soát của cha mẹ.

Chúng ta đang nhân danh yêu thương, nhân danh vai trò làm bố mẹ để cho mình quyền như vậy nhưng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều là một phiên bản duy nhất. Chúng sẽ trở thành một phiên bản tốt nhất nếu được cha mẹ hướng dẫn, hỗ trợ và được tự do phát triển với những ước mơ của mình”.

Trên cương vị của một người cha, anh Nguyễn Đắc Tùng chia sẻ: “Trong quá trình nuôi dạy con, tôi đã từng đánh và mắng khi cảm thấy con đang làm những việc không đúng, thậm chí là nguy hiểm. Tôi nghĩ mình cần để con nhớ không bao giờ lặp lại nữa. Khi con còn nhỏ, tôi không nghĩ cháu có thể hiểu mục đích hành động của bố, cháu sẽ nghĩ bố mẹ không thích việc đó và sẽ không lặp lại.

Một việc khác mà tôi thấy rất khó là việc xin lỗi con vì cảm thấy ngại ngùng. Khi vượt qua được sự ngại ngùng đó, tôi khiến con hiểu rằng ai cũng có thể mắc lỗi, đồng thời cũng dạy con về việc xin lỗi khi con làm sai. Bởi trẻ học từ người lớn rất nhiều”.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
PSG. TS Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học, bà Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình MSD và em Hồ Anh Tuấn - học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội tham dự chương trình

Cũng trong chương trình, MSD đã giới thiệu thử thách “21 ngày lan tỏa yêu thương” dành cho các bậc phụ huynh học cách áp dụng phương pháp giáo dục tích cực mỗi ngày bằng những việc làm đơn giản như động viên con, cùng con chơi một trò chơi, nói yêu con và hoặc xin lỗi con về 1 điều gì đó... Đặc biệt, trong 21 ngày thử thách, cha mẹ sẽ cam kết hoàn toàn không đánh mắng con, thay vào đó sẽ kiên nhẫn, bình tĩnh và sử dụng các phương pháp giáo dục, kỷ luật tích cực. Chi tiết về thử thách được đăng tải trên fanpage Lan tỏa yêu thương.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm