Tag
Văn học kinh dị

Con đường để tránh nỗi sợ vô lý

Văn học 09/11/2023 14:17
aa
TTTĐ - Buổi trò chuyện về sáng tác mang tên “Viết và đọc kinh dị ở Việt Nam” quy tụ những nhà văn trẻ thế hệ 9x đã thu hút đông đảo độc giả trẻ quan tâm đến đề tài này.
Nam sinh Hà Nội thành công từ con đường “phi truyền thống” Luôn đồng hành với thanh niên Thủ đô trên con đường khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số “Con đường” thầm lặng của cô giáo dân tộc Mông

Tiếp nối dòng chảy truyền thống

Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Viết và Đọc cùng Read Station”, được tổ chức bởi Linh Lan Books và Read Station. Tại đây, các tác giả trẻ đã đưa ra những nhận định lý giải về một trong những đề tài thú vị nhất của văn học trẻ thời gian gần đây: văn học kinh dị.

Chủ đề thảo luận gói gọn trong các câu hỏi: Tại sao thời nay độc giả quan tâm đến các yếu tố truyền kỳ, linh dị dân gian? Các sản phẩm văn hóa (phim ảnh, truyện) được đón nhận rất rõ rệt? Vậy việc đọc và viết kinh dị mang lại những giá trị gì?

Tọa đàm được tổ chức trên không gian sân thượng của thư viện Read Station
Tọa đàm được tổ chức trên không gian sân thượng của thư viện Read Station

Vài năm qua, rất nhiều tác phẩm văn học kinh dị của các tác giả thế hệ mới đã ra đời như Đại Nam Dị truyện (Phan Cuồng), Tứ Trấn Huyền Linh, Khế ước bán dâu (Thục Linh), Những đồ vật có linh hồn (Tống Ngọc), Ma quỷ dân gian ký (Duy Văn), Tết ở làng Địa Ngục (Thảo Trang), 17 âm 1 (Doo Vandenis)...

Thậm chí các tác phẩm dã sử cũng có pha trộn yếu tố huyền bí, linh dị như Săn mộ (Hoàng Yến), Tước gấm giấu đay (nhiều tác giả)... cùng với các bộ phim điện ảnh, truyền hình ăn khách.

Điều này tạo nên một làn sóng dư luận cho rằng văn học truyền kì, kinh dị của Việt nam đã trở lại, có thể so sánh với thời kỳ hoàng kim đầu thế kỷ XX - thời kỳ đã cho ra đời những tác phẩm kinh dị nổi tiếng của những nhà văn hàng đầu như Tchya Đái Đức Tuấn, Lan Khai hay Thế Lữ.

Diễn giả trao đổi tại tọa đàm
Diễn giả trao đổi tại tọa đàm

Lý giải về việc tác phẩm văn học kinh dị được đón nhận, tác giả Đức Anh cho biết: “Một phần vì đã chững một thời gian rất lâu, truyện tâm linh, kinh dị mới được xuất bản một cách cởi mở hơn. Phần nữa, quan trọng hơn, thực ra các yếu tố huyền bí ấy rất phù hợp với tư duy người phương Đông, mà chỉ có văn học kinh dị mới thực sự thoả mãn họ.

Văn học kinh dị Việt Nam đương đại có nét giống thế kỷ XX ở chỗ các tác phẩm đều là sự hòa trộn giữa lối viết ma mị, truyền kỳ truyền thống kết hợp với những gì học được từ phim ảnh, truyện kinh dị phương Tây. Điều này đã từng được nhiều học giả lý giải”.

Con đường để tránh nỗi sợ vô lý

Thục Linh - một trong những nhà văn 9x thành công với lượng tác phẩm đồ sộ - cho biết cô sáng tác từ rất lâu, nhưng mãi đến gần đây các truyện mới được in. Thục Linh cho rằng: “Văn học kinh dị từng bị nghi kị là dễ dãi, chỉ có tính giải trí, thậm chí còn xui con người ta tin vào mê tín dị đoan.

Thực tế, đó là một thể loại văn học không dễ viết và mang nhiều giá trị về văn hóa, thông điệp nhân văn. Các tác phẩm thành công đều cần những điều đó, truyện kinh dị cũng không ngoại lệ”.

Để lại những giá trị đích thực

Các yếu tố kinh dị của Việt Nam và Phương tây có rất nhiều nét khác biệt. Là người từng trải nghiệm sâu sắc, Thục Linh lý giải: “Ở Việt Nam, tín ngưỡng rất đa dạng, với nhiều vùng miền, làng quê khác nhau.

Nếu như phương Tây, kinh dị, ma quỷ thuần tuý là các yếu tố về đức tin tôn giáo, thì ở Việt Nam những niềm tin dân gian về ma quỷ gần gũi hơn rất nhiều. Các câu chuyện truyền kỳ ở Việt Nam - cũng như những thần thoại và cổ tích - đều có tính khuyên can, răn dạy con người tin vào lẽ phải, tin vào nhân quả để sống một cách đúng đắn hơn”.

Một số tác phẩm kinh dị nổi bật gần đây
Một số tác phẩm kinh dị nổi bật gần đây

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, anh Nam Đỗ - người sáng lập Hội Thích truyện trinh thám với hơn hai mươi ngàn thành viên cho biết: “Trong những năm qua lần lượt các tác giả trẻ giới thiệu mình trong các dòng truyện có yếu tố bí ẩn, li kì và đã thu hút rất đông đảo độc giả thế hệ mới. Trong tương lai có lẽ xu hướng sẽ là tích hợp giữa trinh thám và kinh dị. Chưa biết yếu tố nào sẽ là chủ đạo, nhưng đây cũng là thử thách lớn về tài năng của các tác giả”.

Nhận câu hỏi của độc giả về những mặt phải và trái của văn học kinh dị, nhà văn trẻ Thục Linh trả lời ấn tượng: “Nỗi sợ hãi là một trong những phương cách tốt nhất để giáo dục, uốn nắn con người, nếu như ta biết sử dụng nỗi sợ vào đúng chỗ. Mặt trái lớn nhất đó là những tác phẩm kinh dị không tới tầm sẽ khiến người ta sợ một cách vô lý.

Sợ vô lý và niềm tin vô lý vào những điều không có thật đã mang lại cái nhìn vô cùng lệch lạc về văn học kinh dị - một dòng văn học lẽ ra phải được đặt đúng vị trí của nó, là một sứ giả truyền tải văn hoá, những nét đẹp độc đáo, đa dạng của nền văn minh chúng ta đang sống”.

Đông đảo độc giả quan tâm đến sự kiện
Đông đảo độc giả quan tâm đến sự kiện

Cô cũng nói rõ hơn về lao động nghệ thuật của nghề viết truyện kinh dị: “Không phải cứ bịa ra một câu chuyện có ma nữ tóc dài dọa nạt người đọc là sẽ thành văn học kinh dị. Không phải như vậy. Lằn ranh giữa văn học kinh dị và truyện ma mê tín tuy mỏng manh nhưng xác thực.

Trên hết truyện kinh dị phải là văn học. Sau cùng, nó phải để lại cho người ta những giá trị đích thực, để thêm yêu cuộc sống, trân trọng và khiêm tốn hơn trước thiên nhiên, trước tôn giáo tín ngưỡng và những giá trị văn hoá lớn. Muốn vậy thì các tác giả vẫn phải bước ra ngoài cuộc sống, đầu tư đọc, tìm tòi, nghiên cứu như để viết một công trình nghiêm túc”.

Sự kiện cũng giới thiệu một số dự án xuất bản do sự hợp tác giữa Linh Lan Books và các tác giả trẻ. Nhà văn Thục Linh tiết lộ cô đang nghiên cứu một câu chuyện về dòng họ những người làm nghề trục vớt thi thể ở những con sông. Trong khi đó, tác giả Đức Anh giới thiệu dự án Ác Duyên, một cuốn tiểu thuyết hoà trộn triết lý Phật giáo và yếu tố truyền kì, giả tưởng.

Đọc thêm

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt Văn hóa

Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt

TTTĐ - Triển lãm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa kết thúc, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp họa sĩ trẻ Nguyên Pastel (Nguyễn Anh Nguyên) giới thiệu tới công chúng dòng tranh phấn dịu dàng.
Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt Văn học

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

TTTĐ - “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” - câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành tựu văn hóa nổi bật của nền văn minh nhân loại.
Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu" Văn học

Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu"

TTTĐ - “Cuốn sách này được viết dành tặng Minh Khuê, cô con gái nhỏ là nguồn cảm hứng vô tận của tôi trên hành trình sống và làm mẹ đầy hạnh ngộ!”. Đó là những lời tâm huyết và chân thành từ trái tim nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu - mẹ của cô gái xuất sắc nhận được học bổng hơn 8 tỷ đồng của Đại học Harvard.
Bảy thập kỷ bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đất Thăng Long Văn học

Bảy thập kỷ bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đất Thăng Long

TTTĐ - Kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), văn hóa đất kinh kỳ Thăng Long đã được quan tâm gìn giữ, bồi đắp và ngày càng tỏa sáng rạng rỡ. Không dừng ở đó, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, văn hóa đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô.
Xem thêm