Tag

Công nghiệp văn hóa: Tiềm lực “vàng” phát triển kinh tế Thủ đô

Du lịch 20/06/2022 09:59
aa
TTTĐ - Ngành công nghiệp văn hóa nắm vai trò quan trọng trong xu thế phát triển của thế giới những năm gần đây. Nhiều quốc gia đã coi công nghiệp văn hóa là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển với những bước đi cụ thể về tầm nhìn, quyết sách đầu tư, nghệ thuật tuyên truyền, quảng bá, cách thức chinh phục thị trường. Tại Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa trở thành yêu cầu cấp thiết.
Để sân khấu Thủ đô góp sức cho công nghiệp văn hóa... Phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa đậm bản sắc Hà Nội, cạnh tranh được với các nước trong khu vực

Thành ủy Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nêu rõ trong Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 22/2/2022 về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP của thành phố, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Khai thác những “mỏ vàng” di sản truyền thống

Hà Nội có nhiều lợi thế để biến tiềm năng công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lợi kinh tế. Đặc biệt, di sản văn hóa truyền thống là “mỏ vàng” giàu giá trị, cần được chú trọng thúc đẩy phát triển. Hiện Thủ đô được tư vấn nên tập trung thực hiện 4 nhóm phát triển công nghiệp văn hóa, gồm: Làng nghề truyền thống; Nghệ thuật biểu diễn; Du lịch văn hóa và Giáo dục sáng tạo trong nhà trường.

Công nghiệp văn hóa: Tiềm lực “vàng” phát triển kinh tế Thủ đô
Màn trình diễn ánh sáng trước Nhà hát Lớn (Ảnh: TTXVN)

Di sản văn hóa truyền thống Việt Nam là “nguồn vốn” dồi dào, là tài nguyên, là chất liệu, đề tài, là nguồn cảm hứng và chủ thể… cho các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, Hà Nội là vùng đất giàu có và đa dạng tài nguyên di sản nhất quốc gia. Tính đến cuối năm 2015, Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới. Hà Nội cũng có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể được nhận diện, kiểm kê đưa vào danh sách để bảo vệ, trong đó có 1.206 lễ hội; 215 tập quán xã hội và tín ngưỡng; 175 nghề thủ công truyền thống; 106 di sản về tri thức dân gian; 79 nghệ thuật trình diễn dân gian; 14 di sản về ngữ văn dân gian.

Hà Nội còn quá nhiều tài nguyên di sản chưa được phát huy hết giá trị, nhiều bảo tàng lịch sử đáng quý với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… hay những di sản văn hóa phi vật thể… hàng loạt kho tàng văn hóa đồ sộ đang chờ được khai thác.

Công nghiệp văn hóa: Tiềm lực “vàng” phát triển kinh tế Thủ đô
Phát triển công nghiệp văn hóa sẽ dựa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh những tiềm năng, Hà Nội cũng có một số điểm yếu được nhìn nhận, đó là: Các sản phẩm văn hóa chưa đa dạng, chưa bản sắc, độc đáo và xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong tương quan khu vực và quốc tế. Chưa nhận diện được giá trị văn hóa từ di sản một cách sâu sắc, gần gũi với sáng tạo văn hóa; Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu, thông tin chuyên ngành cho công nghiệp văn hóa; Thiếu kỹ năng chuyên môn và quản lý trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; Cơ chế đầu tư cho công nghiệp văn hóa còn chưa hợp lý và thiếu những liên kết chuyên ngành, hiệu quả cao…

TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam phân tích, nhằm phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa cần đánh giá và hết sức thận trọng bởi sự thương mại hóa, kinh tế hoá giá trị di sản - bên cạnh những yếu tố tích cực - còn là nguy cơ đối với bảo vệ di sản, với lợi ích và quyền của cộng đồng.

Thực trạng phát triển và những thắng lợi bước đầu

Ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh có bước đầu phát triển thắng lợi trong việc phát huy vốn văn hóa trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Cụ thể, Nhà hát Kịch Hà Nội nổi tiếng với dòng chính kịch, trí tuệ. Nhà hát đã khai thác những câu chuyện rất đỗi quen thuộc như: Trương Chi - Mị Nương, Vua Lý Thái Tổ, Dế Mèn phiêu lưu ký… được các nghệ sĩ cách tân, mang hơi thở cuộc sống đương đại, qua đó tạo sức hút cho sân khấu. Đạo diễn cũng đưa tuồng, chèo, cải lương, quan họ… đan xen với nhạc rap, nhảy hiện đại, vừa đem lại chiều sâu văn hóa cho tác phẩm, vừa cuốn hút khán giả.

Vở ballet Hồ thiên nga của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (Ảnh: TTXVN)
Vở ballet Hồ thiên nga của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Trong 5 năm qua, 6 nhà hát của Hà Nội đã tổ chức 12.000 buổi biểu diễn nghệ thuật, trong đó có hơn 1.800 buổi phục vụ nhiệm vụ chính trị, doanh thu đạt hơn 234 tỷ đồng. Đối với hoạt động biểu diễn bán vé thu tiền do các tổ chức thuộc Hà Nội thực hiện là 900 buổi trong 3 năm từ 2017-2020. Thành phố huy động nguồn lực xã hội hóa cho chương trình “Đếm ngược - Count down” vào thời khắc giao thừa, đạt doanh thu khoảng 10 tỷ đồng/chương trình (3 chương trình); Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa giai đoạn 5 năm (2018-2022) khoảng 15 tỷ đồng/năm/chương trình…

Công nghiệp văn hóa: Tiềm lực “vàng” phát triển kinh tế Thủ đô

Lễ hội Cổ Loa (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, trong thời gian gần đây, Hà Nội rất quan tâm phát triển các không gian sáng tạo trẻ. Những không gian đó đã khởi động trong vòng 5 năm qua, đến nay Hà Nội có 24 không gian sáng tạo, trong đó phần lớn là các không gian làm việc chung, triển lãm, tổ chức sự kiện về nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, điện ảnh, thư viện, quán cà phê sách, cửa hàng thời trang... Những không gian sáng tạo mới, nơi truyền cảm hứng sáng tạo và kết nối cho giới nghệ sĩ, nhất là người trẻ tiêu biểu như Hanoi Creative City, Manzi, Doclab, Nhà Sàn Studio, X98...

Thực tế cho thấy, vốn văn hóa dân gian, truyền thống vẫn được khán giả trong nước và quốc tế quan tâm, chỉ cần phát triển để phù hợp với xu thế, những tiềm năng vẫn được tỏa sáng. Ngoài ra, việc “trẻ hóa” nguồn lực sáng tạo là vô cùng cần thiết. Những nhà làm nghệ thuật ở nhiều lứa tuổi khác nhau sẽ mang tư duy nghệ thuật khác nhau. Qua đó, góp phần đa dạng hóa, phong phú hóa những tiềm năng của ngành công nghiệp này.

Những mục tiêu cụ thể

Thành ủy Hà Nội xác định sẽ tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản… phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.

Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển là công nghiệp văn hóa Thủ đô vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đến năm 2030, ngành là công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Đến năm 2045, công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; Trở thành thành phố sáng tạo của khu vực Châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới; Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của Hà Nội.

Công nghiệp văn hóa là tiềm lực “vàng” để phát triển kinh tế Thủ đô. Điều kiện tiên quyết là cần bảo tồn và phát triển hài hòa các giá trị văn hóa truyền thống, bên cạnh đó, phát huy thế mạnh truyền thống làm tiền đề để tái sáng tạo các sản phẩm mới, phù hợp với xu thế của thời đại. Từ nay đến năm 2045, thời gian đủ để xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô lớn mạnh, bền vững, có khả năng đạt kỳ vọng với những lợi thế, tiềm năng sẵn có, cùng với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đề ra.

Đọc thêm

Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare Du lịch

Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare

TTTĐ - Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) tiên phong áp dụng mô hình sở hữu kỳ nghỉ xanh thông qua ALMA Resort tại Bãi Dài, Cam Ranh, Nha Trang.
Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam” Du lịch

Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam”

TTTĐ - Không cần ảnh thật, chỉ cần cảm xúc thật. “Beloved Vietnam” đang khuấy đảo mạng xã hội khi mời bạn kể chuyện yêu nước bằng ảnh AI siêu sáng tạo.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội Du lịch

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trên địa bàn quận. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu tinh hoa làng nghề truyền thống, nơi người dân và du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công độc đáo, sáng tạo trên nền tảng chất liệu truyền thống.
Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng” Du lịch

Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng”

TTTĐ - Chiến dịch “Beloved Vietnam” lan tỏa trên khắp các điểm đến dịp 30/4, nơi thế hệ trẻ chọn kể lại tình yêu nước bằng hình ảnh, trải nghiệm và cảm xúc - theo cách rất riêng.
Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt Du lịch

Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt

TTTĐ - Chiều 18/4, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công bố hợp tác, khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung mang tên "Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt".
Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025 Du lịch

Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025

TTTĐ - Booking.com, một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, đã công bố Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13.
Cập nhật “dân tình” đi đâu, làm gì ở Quảng Ninh dịp lễ 30/4 - 1/5 Nhịp điệu cuộc sống

Cập nhật “dân tình” đi đâu, làm gì ở Quảng Ninh dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Không khí lễ hội đang nóng dần ở Quảng Ninh dịp 30/4 - 1/5. “Dân tình” đang rủ nhau đi đâu, làm gì? Đây là lịch trình chuẩn chỉnh để bạn tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.
Bà Rịa - Vũng Tàu “cháy” với 22 sự kiện hấp dẫn dịp 30/4 Du lịch

Bà Rịa - Vũng Tàu “cháy” với 22 sự kiện hấp dẫn dịp 30/4

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra 22 sự kiện siêu hấp dẫn, bùng "cháy" trong dịp lễ 30/4 để phục vụ khách du lịch và người dân địa phương.
Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á Nhịp điệu cuộc sống

Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á

TTTĐ - Mở cửa đón khách đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và chính thức khai trương vào ngày 10/5, Công viên nước Hà Nam - nơi sở hữu làn trượt ống đua song song lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á, hứa hẹn trở thành tâm điểm hút khách miền Bắc mùa hè này. Dịp này, công viên dành ưu đãi lớn cho người dân Hà Nam với mức giá chỉ 135.000 VNĐ/người từ ngày 30/4 - 15/5.
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 Du lịch

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

TTTĐ - Khai mạc ngày 26/4, Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 hứa hẹn mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn, đưa Sa Pa trở thành điểm đến hàng đầu miền Bắc trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè năm nay.
Xem thêm