Tag

Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội 2015 – 2016- Có sức ám ảnh và lan tỏa tới người đọc

Văn học 12/01/2017 19:32
aa
TTTĐ- Nhân kỉ niệm 60 năm ra số đầu tiên, ngày 12/1, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao giải Cuộc thi thơ 2015-2016. Theo BTC Cuộc thi, thơ đã vang lên điều quan tâm nhất của người Việt Nam hôm nay: biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội 2015 – 2016- Có sức ám ảnh và lan tỏa tới người đọc

Theo nhà văn Đỗ Bích Thúy- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ủy viên Ban Chung khảo, Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội 2015-2016 đã thu hút hàng ngàn tác giả ở mọi miền đất nước với hàng vạn tác phẩm tham dự. Các tác giả từ những người mới lần đầu cầm bút tới những người đã thành danh; từ vùng sâu vùng xa tới các đô thị lớn; trong và ngoài quân đội... đều nhiệt tình tham gia. Tính đến tạp chí Văn nghệ Quân đội số 859 - số cuối cùng của năm 2016, Ban Tổ chức đã chọn đăng trên 700 tác phẩm của hơn 200 tác giả.

Trong suốt cuộc thi, các tác phẩm luôn bộc lộ sự cảm thông sâu nặng với đời sống nhân dân và người chiến sĩ. Các nhà thơ đã nỗ lực trên từng trang viết để đạt đến độ khái quát cao, có sức ám ảnh và lan tỏa tới người đọc. Nền tảng ấy ở đâu ra nếu không xuất phát từ trái tim chân thành, mẫn cảm của nhà thơ? Và, từ những cảm thông sâu nặng ấy, luôn bật lên ước muốn đánh thức phần tốt đẹp ở mỗi con người, cũng là bản lĩnh và phẩm chất nổi trội của mỗi nhà thơ. Đó còn là sự độc lập, sự khẳng định quyền năng của thơ trong bày tỏ và sáng tạo, đóng góp vào nền văn học cách mạng đang bước sang một giai đoạn mới.


Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội 2015 – 2016- Có sức ám ảnh và lan tỏa tới người đọc


Ban Tổ chức Cuộc thi cũng cho biết, thơ dự thi trên 46 số Văn nghệ Quân đội là một thế giới hình tượng sinh động: những tâm trạng, nghĩ suy, trăn trở; cũng ở đó đã biểu hiện một thế giới hình thức đa dạng, phong phú về đề tài, nhiều vẻ về bút pháp, giọng điệu... Tất cả đã cho thấy sự tìm tòi, sáng tạo, bứt phá mới mẻ, độc đáo - nền tảng thành công của mọi cuộc thi.

Thơ dự thi là sản phẩm tâm huyết của các tác giả, sự chăm chút, biên tập kĩ lưỡng của biên tập viên. Đó là những thi phẩm mới nhất, tâm đắc nhất của người dự thi. Đa dạng về đề tài nhưng vẫn tập trung vào các vấn đề lớn như Tổ quốc, nhân dân, biên giới, biển đảo, quê hương, người mẹ, người chiến sĩ... Các vấn đề lớn đang đặt ra từ cuộc sống sôi động không kém phần phức tạp đều được biểu hiện trong nhiều tác phẩm. Thể loại rất phong phú: thơ tự do phóng khoáng, thơ văn xuôi phá cách, thơ lục bát mềm mại, thơ năm chữ, sáu chữ chắc khỏe, thơ Đường luật nghiêm trang...

BTC cũng ghi nhận, trong Cuộc thi này, thơ đã vang lên điều quan tâm nhất của người Việt Nam hôm nay: biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Số lượng viết về đề tài biển đảo chiếm một tỉ lệ cao trong thơ dự thi. Khi mà biển của chúng ta đang bị kẻ xấu dòm ngó thì thơ luôn là người lính xung kích trong đội quân văn học nghệ thuật. Thơ có thế mạnh riêng, trước hết là những tình cảm sục sôi hướng về nơi đầu sóng ngọn gió, nơi một phần thân thể Tổ quốc không thể tách rời. Trong bối cảnh ấy, suy nghĩ ấy, bạn đọc sẽ tiếp nhận và đồng cảm với những vần thơ cảm động, lắng sâu như Cát vọng phu, Khúc ca ngư dân, Điểm tựa, Thư Phan Vinh của Nguyễn Quang Hưng; Hàng Tết, Anh là biển, Nhớ anh, Hoa đồng hồ trên đảo Cô Lin của Bình Thanh; Lời Tổ quốc vọng giữa Trường Sa của Vũ Thế Bôn; Giọt máu đào trên hải đồ Tổ quốc, Trước ngôi mộ trên đảo Nam Yết, Ngủ hộ anh được không của Viễn Hải; Nơi tôi sinh - Hoàng Sa của Nguyễn Trọng Văn; Đảo của Hoàng Vũ Thuật; Người vọng biển của Lê Văn Hiếu; Nhớ biển, Những khay rau ở đảo Đá Nam của Lưu Thị Bạch Liễu; Lá thư viết bằng gió biển của Nguyễn Phan Quế Mai; Trong ống khói con tàu, Ở Trường Sa của Đông Triều; Nhìn từ phía Cô Lin của Nguyễn Đình Minh...


Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội 2015 – 2016- Có sức ám ảnh và lan tỏa tới người đọc


Đặc điểm chung của những tác phẩm về đề tài này là sự dung hòa giữa cảm hứng trữ tình và cảm hứng sử thi. Trữ tình ở tình cảm máu thịt, ở tình yêu da diết, sâu sắc; sử thi ở âm hưởng vang vọng, hùng tráng. Trên cái nền trữ tình - sử thi ấy bật ra những tứ thơ, câu thơ gây ấn tượng: Điểm tựa cùng chung nhịp thở/ Nhịp bất thường mưa dập bão vùi/ Bóng người khoác súng trong sương sớm/ Từ bờ qua biển đến chân trời (Điểm tựa - Nguyễn Quang Hưng); Em hãy nhìn lên trong vắt vòm xanh/ Có mây trắng đưa thư thời gian muốn nói/ Những con tàu xanh nơi anh phải chồm qua sóng nổi/ Gửi bóng kiên trung xa tắp phía chân trời (Ở Trường Sa - Đông Triều)...

Bên cạnh đó, đề tài chiến tranh cách mạng luôn là nguồn cảm hứng lớn trong các cuộc thi của Văn nghệ Quân đội, trong đó có cuộc thi thơ 2015-2016. Điều đáng nói là, cách diễn đạt của mỗi tác giả đã có sự khác biệt, làm mới hơn, đào sâu hơn, đặt vấn đề từ nhiều chiều, nhiều mặt, mạnh dạn tìm tòi... cho thấy cuộc thi đã tạo nên cú hích với từng tác giả.

Kết quả, BTC đã quyết định trao 1 giải Nhất cho tác giả Nguyễn Minh Khiêm với chùm bài: Đối thoại ở rừng; Xin về nhận lại; Nhận hoa. 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh với chùm bài: Khi anh yêu em; Lala bé bỏng; Mở cửa ngục; Những tiếng chuông điền dã; và tác giả Nguyễn Quang Hưng vứi chùm bài: Cát vọng phu; Thư Phan Vinh; Ý nghĩ lưng trời; Lời chào. 3 giải Ba được trao cho các tác giả: Đông Triều với chùm bài: Trong ống khói con tàu; Cửa rừng; Nói chuyện ở Trường Sơn; Trôi theo Parasailing; Trương Nam Chi với chùm bài: Mẹ tôi; Cho con nằm lại; Ví dầu; Miên Di với chùm bài: Vợ đi lấy chồng; Tháng bảy này.

Ngoài ra, BTC cũng đã trao 4 giải Tư cho các tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhung, Trần Huy Minh Phương, Hồ Minh Tâm, Hải Thanh.

Nhân dịp kết thúc cuộc thi, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng ra mắt tập “Thơ từ cuộc thi Thơ Văn nghệ Quân đội 2015-2016”. Cuốn sách dày 300 trang, in bìa cứng, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Tin liên quan

Đọc thêm

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai Văn học

“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai

TTTĐ - Hòa chung không khí chủ đề “Non sông gấm hoa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, SBOOKS ra mắt cuốn sách “Đóa hoa sương núi”. Câu chuyện về cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai, một lần nữa đưa tác giả trẻ Tâm An đến với bạn đọc.
Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui” Văn học

Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”

TTTĐ - Sáng 30/1 (tức mùng 2 Tết Ất Tỵ), tại tuyến đường Lê Lợi, công ty cổ phần BOOKAS tổ chức talkshow “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”. Chương trình trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì.
Lời chào mùa xuân Văn học

Lời chào mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu chùm thơ xuân của các tác giả Huỳnh Mai Liên, Nguyễn Thị Hồng Hà, Bùi Thị Thu Lê.
Mùa xuân - mùa lộc biếc xanh Văn học

Mùa xuân - mùa lộc biếc xanh

TTTĐ - “Dâu bãi lưa thưa lược chải trời / Tháng Giêng sông Đáy tháng Giêng ơi / Giếng chiều gánh nước nghe ai hát / Líu ríu mưa xuân gió rét đài”. Tôi nhớ mãi mà không biết những câu thơ ấy của ai. Nó cứ như những giọt mưa xuân suốt những năm thơ bé ngấm vào tôi, thấm thía, tha thiết, bồi hồi, man mát.
Skid giới thiệu "Hà Nội - Sài Gòn du ký" tại Đường sách Tết Văn học

Skid giới thiệu "Hà Nội - Sài Gòn du ký" tại Đường sách Tết

TTTĐ - Hưởng ứng chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025 tại TP Hồ Chí Minh, SBOOKS KIDS (Skids) trình làng bộ sách tranh truyện song ngữ ấn tượng “Hà Nội - Sài Gòn du ký”.
Đón “Tết Công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” tại Phố Sách Xuân 2025 Văn học

Đón “Tết Công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” tại Phố Sách Xuân 2025

TTTĐ - Sáng 24/1, Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc. Với chủ đề “Tết Công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”, Phố Sách Hà Nội là điểm đến du xuân ý nghĩa, phục vụ Nhân dân và du khách vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ - năm 2025.
Xem thêm