Tag

Cựu sinh viên RMIT thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm

Giáo dục 05/03/2021 06:00
aa
TTTĐ - Quyết tâm nâng cao quyền năng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương đã tiếp lửa giúp Phạm Nhật Nga (cựu sinh viên ĐH RMIT) có được sự nghiệp thành công trong lĩnh vực truyền thông suốt 14 năm qua.
Ý tưởng khởi nghiệp từ Đại học RMIT chung tay chống rác thải nhựa ở Việt Nam RMIT giành chiến thắng vòng quốc gia cuộc thi "Phân tích đầu tư" của Học viện CFA Sinh viên RMIT dùng công nghệ học máy để giải mã chữ bác sĩ RMIT được vinh danh “Đại học có nhiều đội thắng giải nhất” năm thứ hai liên tiếp Chiến thắng liên tiếp của RMIT tại cuộc thi Khám phá khoa học dữ liệu ASEAN 2020 Những dự án sinh viên RMIT tạo tác động mạnh mẽ trong năm 2020

Cử nhân Thương mại Phạm Nhật Nga là một trong những sinh viên đầu tiên nhập học ở cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT vào năm 2004. Ba năm sau, cô cũng là một trong những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp loại Giỏi từ đây.

Nhưng đối với công chúng, Nga có lẽ được biết đến nhiều hơn trong cương vị nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn giải pháp sáng tạo Creatio - đơn vị chuyên cung cấp những giải pháp truyền thông tích hợp từ năm 2011.

Phạm Nhật Nga
Phạm Nhật Nga

Tính đến nay, Creatio đã làm việc cùng hơn 120 khách hàng từ năm châu lục, chủ yếu tập trung vào các dự án hướng tới thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm.

Những dự án đồng hành với các cơ quan ban ngành trực thuộc chính phủ, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp đã đưa Nga đến với những cộng đồng xa xôi nhất ở Việt Nam.

Cô cho biết, chính tác động ý nghĩa của công việc đã tiếp lửa để cô luôn vững bước suốt gần một thập kỷ rưỡi hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.

Phạm Nhật Nga (bên phải) là một trong những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp loại Giỏi từ cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, năm 2007
Phạm Nhật Nga (bên phải) là một trong những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp loại Giỏi từ cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, năm 2007

“Tôi nhận ra rằng một trong những cách chân thực và trực tiếp nhất để có thể đóng góp ngược trở lại cho các cộng đồng dễ bị tổn thương là tổ chức các buổi tập huấn, sự kiện và chiến dịch truyền thông để hỗ trợ họ.

Tôi mừng vì mình có thể sử dụng chính kiến thức và kỹ năng chuyên môn của bản thân để giúp họ giải quyết những thách thức đang nổi lên hiện nay, chẳng hạn như chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, hay kinh tế tuần hoàn”, Nga cho biết.

Bản thân là một nữ doanh nhân, Nga chia sẻ rằng chính cô cũng từng trải nghiệm những thách thức mà phụ nữ làm kinh doanh phải đối mặt.

Phạm Nhật Nga (mặc áo xanh trong hình) trong một chuyến khảo sát thực địa cho một dự án cộng đồng tại xã Pá Khoang, tỉnh Điện Biên, năm 2020
Phạm Nhật Nga (mặc áo xanh trong hình) trong một chuyến khảo sát thực địa cho một dự án cộng đồng tại xã Pá Khoang, tỉnh Điện Biên, năm 2020

Điều này đã thôi thúc cô khởi xướng ý tưởng nâng cao quyền năng cho phụ nữ Việt và sáng kiến này đã nhận được tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vào tháng 7/2020.

Nga chia sẻ rằng cô được truyền cảm hứng bởi những người phụ nữ tài năng quanh cô. “Mỗi khi có cơ hội được đặt chân đến các vùng đất khác trên thế giới, tôi lại được chứng kiến những tấm gương phụ nữ lãnh đạo ở muôn nơi. Điều này cho tôi niềm tin mạnh mẽ vào phụ nữ cũng như năng lực của chúng tôi trong việc đạt được bất cứ mục tiêu nào chúng tôi đề ra”, Nga nói.

Phạm Nhật Nga (đứng thứ hai từ phải sang) tại một sự kiện của chương trình Nâng cao quyền năng cho Phụ nữ do cô khởi động với sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Phạm Nhật Nga (đứng thứ hai từ phải sang) tại một sự kiện của chương trình Nâng cao quyền năng cho Phụ nữ do cô khởi động với sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam

Khởi nghiệp ở tuổi 25, Nga chia sẻ rằng cô từng phải đảm nhiệm hầu hết các vị trí trong doanh nghiệp mình, từ kế toán và tài chính, đến bán hàng, marketing và quản trị nhân sự.

“Tôi thường nói vui rằng CEO – Giám đốc điều hành khi đó đồng nghĩa với ‘Chief Everything Officer’ – Giám đốc bá nghệ. Thật may mắn vì tấm bằng cử nhân RMIT đã trang bị cho tôi những kỹ năng thiết yếu để có thể vừa làm tròn vai của một người làm công tác quan hệ công chúng và một doanh nhân”, cô cho biết.

Phạm Nhật Nga
Phạm Nhật Nga

Nga bật mí, một trong những câu nói yêu thích nhất của cô là của doanh nhân và tác giả người Mỹ Jim Rohn: “Nếu bạn thực sự muốn làm, bạn sẽ tìm ra cách. Còn khi chưa thực sự muốn, bạn sẽ viện ra vô vàn lý do”.

“Tôi tin rằng có hàng ngàn lý do cản trở bạn thực hiện đam mê của mình, nhưng bạn đừng chùn bước vì thế. Hãy biến lý do thành hành động và vượt qua mọi rào cản trên hành trình của mình”, Nga kết lời.

Đọc thêm

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Xem thêm