Tag

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện

Môi trường 02/08/2024 15:45
aa
TTTĐ - Trong hôm nay (2/8), ba hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang đồng loạt mở nhiều cửa đáy. Dự báo mực nước trên sông Hồng và các sông nội địa sẽ tiếp tục lên cao. Do đó, cần đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện.
Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng Tổng vệ sinh môi trường, ổn định cuộc sống sau khi nước lũ rút Hà Nội tìm giải pháp ổn định cuộc sống người dân vùng lũ Bắc Bộ mưa dông, cảnh báo ngập lụt ở các vùng trũng

Đồng loạt mở nhiều cửa đáy tại các hồ thủy điện

Thực hiện Công điện số 5605/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 2/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thủy điện Sơn La mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Sơn La hồi 16 giờ ngày 2/8/2024; Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang hồi 15 giờ ngày 2/8/2024 và mở cửa xả đáy thứ 3 vào hồi 17 giờ ngày 2/8/2024.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công điện đề nghị các Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang mở nhiều cửa xả đáy vào 12 giờ trưa nay (2/8). Điều này khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình được nhận định sẽ tiếp tục lên cao trong những giờ tới.

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện
Ngày 2/8, ba hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang đồng loạt mở nhiều cửa đáy (Trong ảnh là Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang)

Để đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, chiều 2/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn.

Theo đó, các địa phương cần tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy, các công trình đang thi công, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khai thác cát, các bến đò ngang biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Sơn La, Tuyên Quang để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Văn bản số 54/BCH ngày 13/6/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thủy điện. Tổ chức Trực ban nghiêm túc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời về Văn phòng Ban Chỉ huy theo quy định.

Hà Nội vẫn còn 1.007 hộ bị nước lũ cô lập

Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến trưa nay (2/8), trên địa bàn thành phố vẫn còn 1.007 hộ dân bị ngập úng; trong đó, huyện Chương Mỹ có 912 hộ dân, huyện Quốc Oai 95 hộ dân. Huyện Thạch Thất không còn hộ dân bị ngập lụt nhà ở, chủ yếu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp…

Để bảo đảm ổn định đời sống người dân vùng úng ngập, các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất… tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ Nhân dân.

Đặc biệt, tại huyện Chương Mỹ, tính đến sáng nay, địa phương đã tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, ủng hộ, cấp phát cho người dân vùng úng ngập 4.721 thùng mì tôm, 3.220 bình nước (loại 20 lít/bình), 100 lít dầu thắp sáng, 602 suất quà là tiền mặt với tổng số tiền 173,6 triệu đồng.

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện
Tính đến trưa nay (2/8), trên địa bàn thành phố vẫn còn 1.007 hộ dân bị ngập úng (Ảnh: Bảo Châu)

Với mong muốn hỗ trợ, động viên Nhân dân vùng ngập lụt, chiều 2/8, đoàn công tác của quận Ba Đình đã thăm, trao hỗ trợ cho huyện Chương Mỹ nhằm khắc phục hậu quả do mưa lũ. Cụ thể, lãnh đạo quận đã trao 50 triệu đồng hỗ trợ của Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận; 10 triệu đồng hỗ trợ của Liên đoàn Lao động quận tới huyện Chương Mỹ.

Lãnh đạo quận Ba Đình bày tỏ mong muốn, những tình cảm yêu thương và tinh thần "lá lành đùm lá rách" của quận sẽ giúp đỡ người dân huyện Chương Mỹ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai.

Bên cạnh đó, cùng với hỗ trợ nhu yếu phẩm của Hội Cựu chiến binh quận Ba Đình, Bệnh viện Phổi trung ương tham gia đoàn công tác hỗ trợ huyện Chương Mỹ 10.000 viên thuốc sát khuẩn và 1.500 tuýp thuốc bôi chân.

Theo đại diện các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất…, các khu vực úng ngập không phát sinh ổ dịch; không có gia đình bị đói hoặc không có nơi ở… Địa phương thực hiện đúng phương châm "lũ rút tới đâu, vệ sinh môi trường tới đó"...

Về sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn thành phố hiện còn hơn 939ha lúa bị ngập; trong đó, huyện Chương Mỹ là 384ha, Ba Vì 214ha, Quốc Oai 189ha, Thanh Oai 107ha… Hiện các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đang vận hành 70 trạm bơm với 181 tổ máy để tiêu úng diện tích sản xuất nông nghiệp, giảm ngập lụt khu dân cư.

Hiện các đơn vị quản lý hồ đã huy động 100% lực lượng ứng trực, tăng cường tuần tra để kịp thời phát hiện sự cố đập hồ.

Trước đó, ngày 1/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng có Công điện số 04/CĐ-BCH đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung các giải pháp ứng phó, không để thương vong về người.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống thông tin, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Đọc thêm

Thái Bình khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh công tác tiêu úng Môi trường

Thái Bình khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh công tác tiêu úng

TTTĐ - Nam Định, Thái Bình là địa phương thứ 2 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vào chiều nay (8/9).
Lệnh báo động lũ cấp III trên sông Tích, đoạn huyện Thạch Thất Môi trường

Lệnh báo động lũ cấp III trên sông Tích, đoạn huyện Thạch Thất

TTTĐ -Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, mực nước trên sông Tích tại Kim Quan đạt báo động III lúc18h50’ ngày 8/9.
Hải Dương nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 để học sinh sớm trở lại trường Môi trường

Hải Dương nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 để học sinh sớm trở lại trường

TTTĐ - Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 tại tỉnh Hải Dương, một trong những địa phương mà tâm bão quét qua.
Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân Môi trường

Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân

TTTĐ - Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở Môi trường

Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở

TTTĐ - Làm việc với UBND tỉnh Yên Bái chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu tỉnh Yên Bái xác định cơn bão số 3 đi qua nhưng hoàn lưu của bão tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì vậy, tỉnh phải tiếp tục chủ động xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ ống, lũ quét,… do hoàn lưu bão gây ra.
Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường Môi trường

Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường

TTTĐ - Chiều 8/9, sau khi tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.
Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3 Môi trường

Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3

TTTĐ - Bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề sau khi đi qua Thủ đô Hà Nội các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có huyện Phúc Thọ đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; tổ chức thu dọn cây xanh, biển hiệu bị đổ gãy; các công trình bị đổ sập; khôi phục mạng lưới cấp điện và viễn thông... nhằm sớm ổn định đời sống.
Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang Môi trường

Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang.
Khẩn cấp: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái Môi trường

Khẩn cấp: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo, trong 24 giờ tới, trên các sông ở Yên Bái xuất hiện lũ, đỉnh lũ các sông nhỏ. Đặc biệt sông Thao ở Yên Bái trên mức báo động 3.
Hà Nội: Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt sau bão Yagi Môi trường

Hà Nội: Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt sau bão Yagi

TTTĐ - Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn TP Hà Nội đã có hơn 10.000 cây xanh gãy đổ, bật gốc sau cơn bão Yagi. Hiện lực lượng chức năng và người dân đang mau chóng dọn dẹp để đường sá được lưu thông.
Xem thêm