Tag

Đà Nẵng: Tạo đà phát triển công nghệ thông tin để thu hút đầu tư

Công nghệ số 08/07/2022 14:51
aa
TTTĐ - TP Đà Nẵng chuẩn bị hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng các điều kiện để đưa ngành CNTT trở thành kinh tế mũi nhọn để thu hút đầu tư.
Đà Nẵng: Nhiều lĩnh vực lấy lại đà tăng trưởng Đà Nẵng trên đường đua “xứng danh thành phố đáng sống” Khai mạc vòng chung kết U13 toàn quốc tranh Cup Yamaha năm 2022 Đà Nẵng: Hơn 12 nghìn thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Top 5 điểm du lịch Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
Đà Nẵng: Tạo đà phát triển công nghệ thông tin để thu hút đầu tư
LG hợp tác cùng trường Đại học CNTT và Truyền thông Việt - Hàn Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng quốc tế (nguồn vku.udn.vn)

Đề án xây dựng TP thông minh trong giai đoạn 2021 - 2025, làm cơ sở quan trọng đến năm 2030 Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết hợp đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN.

Những con số tăng trưởng ấn tượng

Sau 2 năm tích cực xây dựng chính quyền điện tử, TP thông minh, Đà Nẵng đang tập trung đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hoạt động thông tin và truyền thông nhằm duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp vào tăng trưởng chung của TP.

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP Đà Nẵng, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 7.584 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Xuất khẩu phần mềm ước đạt 55 triệu USD, tăng 30%.

Tỷ trọng đóng góp vào mức tăng chung của ngành thông tin và truyền thông Đà Nẵng đạt 14,28%, là ngành có tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP cao nhất trong 21 ngành kinh tế cấp I.

Trong năm 2021, Đà Nẵng đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tích, giải thưởng quan trọng như: Giải thưởng TP thông minh năm thứ 2 liên tiếp; Giải thưởng Chuyển đổi số xuất sắc; Đứng thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính, đứng thứ 4 về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...

Đặc biệt, Đà Nẵng 12 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông.

Đà Nẵng: Tạo đà phát triển công nghệ thông tin để thu hút đầu tư
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng - "điểm sáng" trong thu hút đầu tư

Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, TP Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là “chìa khóa chính” để chủ động tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) theo chủ trương của Bộ Chính trị.

Chuyển đổi số cũng là cơ hội giải quyết các điểm nghẽn, tạo đột phá trong phát triển, hướng đến trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, đáng sống như Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là địa chỉ đỏ của nhiều nhà đầu tư khi muốn xây dựng, mở rộng nhà máy sản xuất.

Tháng 6/2022, BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đã có Quyết định 120/QĐ-BQL (ngày 15/6/2022) chấp thuận chủ trương đầu tư; Đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Nhà máy sản xuất bảng mạch in (PCB) và vi cơ điện tử (MEMS) của Công ty Vector Fabrication Inc (Hoa Kỳ).

Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 1.367 tỷ đồng (tương đương 60 triệu USD) nhằm sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB); nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm vi cơ điện tử (MEMS) với công nghệ áp dụng phù hợp danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển tại Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển nhân lực chất lượng cao

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng, hiện có khoảng 7.000 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực CNTT, chiếm 20% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố.

Trong đó, 1.900 doanh nghiệp có ngành nghề chính trong lĩnh vực CNTT. Giai đoạn 2010 - 2019, công nghiệp CNTT Đà Nẵng đã có bước tăng trưởng nhanh, bền vững về cả doanh thu và sản lượng với mức tăng trung bình 20%/năm.

Trong đó, Khu Công viên phần mềm số 1 tính đến ngày 31/12/2021 có tổng doanh thu dịch vụ lũy kế ước đạt 45 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch, nộp ngân sách ước đạt 16,7 tỷ đồng.

Tại Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1, đầu tháng 2, nhà máy thuộc dự án nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao Surface Mount Technology đã xuất xưởng lô hàng 2.400 máy tính bảng đầu tiên được chế tạo và sản xuất tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Tạo đà phát triển công nghệ thông tin để thu hút đầu tư

Phối cảnh dự án Công viên phần mềm số 2 (nguồn UPI)

Cũng trong năm 2022, ngành CNTT Đà Nẵng sẽ ban hành cơ chế, chính sách tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn (LG, Samsung...) vào các khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, TP triển khai đầu tư, hoàn thiện hạ tầng các khu CNTT do TP đầu tư; ưu tiên thúc đẩy, hỗ trợ và tạo điều kiện triển khai các dự án, khu CNTT trên địa bàn của các tập đoàn lớn, uy tín như: FPT, Viettel, VNPT, CMC... để tập trung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế số.

Bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng, cho biết: Trước đây, cơ cấu vốn FDI chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng trong vài năm trở lại đây, cơ cấu vốn FDI vào Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch mạnh.

Khi Khu Công nghệ cao Đà Nẵng hình thành, nhiều dự án của doanh nghiệp nước ngoài được xây dựng, thì cơ cấu vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chỉ còn chiếm 30%; Trong khi đó, công nghiệp trở thành lực hút mới, khi chiếm trên 50%.

Những dự án triệu đô đã góp mặt tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng có thể kể đến như Dự án Tokyo Keiki Precision Technology, trị giá 40 triệu USD; Dự án Niwa Foundry Việt Nam, trị giá 30 triệu USD; Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, trị giá 170 triệu USD…

Vừa qua, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022 nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã đóng góp ý, kiến nghị hết sức thiết thực, với mong muốn xây dựng Đà Nẵng trở thành một TP phát triển trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trong 5 tháng đầu năm 2022, Đà Nẵng thu hút được 11 dự án FDI, đưa tổng số dự án đầu tư nước ngoài tại TP lên con số 920 dự án, tổng vốn đăng ký gần 3,9 tỷ USD.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp Công nghệ số

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử Công nghệ số

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, để khai thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ một cách toàn diện và hiệu quả.
Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Xem thêm