Tag

Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán

Văn hóa 15/03/2024 14:18
aa
TTTĐ - Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán kỷ niệm ngày thành đạo của Tiên ông Trần Tú Uyên diễn ra vào ngày 4 tháng 2 âm lịch tại di tích Bích Câu Đạo Quán, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Lễ hội Kỷ niệm ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Hắc Đế Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh Lễ hội Nữ tướng Lê Chân 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày

Bích Câu Đạo Quán được xây dựng vào thời Lê Thánh Tông, thế kỷ XV. Nhân vật thờ trong Bích Câu Đạo Quán là Tiên ông Trần Tú Uyên.

Theo truyện “Bích Câu kỳ ngộ ký” của Đoàn Thị Điểm thì vào đời vua Lê Thánh Tông (1442 -1479) có chàng trai nghèo tên là Trần Tú Uyên chỉ dựng được một căn lều tạm bên ngòi nước ở phường Bích Câu làm nơi ăn học.

Một hôm đi xem hội ở chùa Ngọc Hồ (tức chùa Bà Ngô, nay thuộc phường Văn Miếu), Tú Uyên gặp tiên nữ Giáng Kiều, hai người cảm mến và yêu nhau nhưng do người trần và tiên nữ nên họ không đến được với nhau.

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán
Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán

Để được sống gần người yêu, tiên nữ Giáng Kiều đã hoá phép náu mình vào bức họa rồi hiện hình thành người trần thế chung sống với chàng Tú Uyên. Họ sinh được một con trai đặt tên là Châu Nhi. Sau này Tú Uyên sinh ra phóng đãng, uống rượu, bỏ học hành. Khuyên can chồng không được, Giáng Kiều tức giận bỏ về trời.

Tú Uyên sống một mình hiu quạnh, buồn bã toan tự tử thì Giáng Kiều lại xuất hiện khuyên can chồng chú tâm học nghề thuốc cứu người. Tú Uyên nghe lời vợ học hành thành đạt, cứu chữa cho người dân quanh vùng. Được một thời gian thì cả hai cùng cưỡi hạc bay về trời, Nhân dân đã kính cẩn lập đền thờ ngay trên nền nhà học cũ gọi là Bích Câu Đạo Quán.

Từ xưa, Bích Câu Đạo Quán không chỉ là nơi thờ phụng Đức Tiên ông Trần Tú Uyên mà đây còn là nơi hội tụ của các vị tao nhân, mặc khách đến xin thư, ca, phú, dâng thơ, vịnh thơ, xin đơn thuốc đều linh nghiệm. Các vị quan lại, nho sinh học và làm việc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng thường qua lại quán, biến nơi đây thành địa điểm tụ hội của những tài năng văn chương trong cả nước.

Bích Câu Đạo Quán là một di tích tiêu biểu và được xem như sự khởi đầu của việc truyền bá những tư tưởng của Đạo Lão trong tôn giáo ở Việt Nam. Với những giá trị của di tích, ngày 2/3/1990, Bích Câu đạo quán đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch kỷ niệm ngày thành đạo của Tiên ông. Trong ngày hội chính có các chương trình như: lễ tụng kinh thỉnh Phật, thỉnh Thánh, tế lễ. Sau phần lễ là chương trình văn nghệ biểu diễn ca trù và hoạt cảnh Tiên ông tu học, làm thuốc cứu người rồi gặp tiên nữ. Buổi chiều dành cho dân làng và khách thập phương vào dâng hương làm lễ.

Nhiều năm qua, Bích Câu Đạo Quán còn là địa chỉ quen thuộc của khán giả yêu thích ca trù. Đây được chọn là nơi biểu diễn của Câu lạc bộ ca trù của NSƯT Bạch Vân và cũng là nơi có nhiều lớp học ca trù miễn phí do Nghệ nhân ưu tú Vân Mai tổ chức.

Ngoài ra, tại Bích Câu Đạo Quán còn có các hoạt động nghệ thuật truyền thống khác như: trình diễn, giao lưu hát xẩm, chầu văn của Câu lạc bộ Ca nhạc truyền thống UNESCO Hà Nội, học hán nôm, học võ, học dưỡng sinh… được tổ chức định kỳ, thu hút đông đảo người dân đủ các lứa tuổi tham gia.

Đọc thêm

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Xem thêm