Tag
Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

Giáo dục 12/11/2024 17:00
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô đoạt giải B cuộc thi viết về Tây Hồ - Thăng Long Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Tầm quan trọng của giáo dục truyền thống địa phương

Giáo dục lịch sử và văn hóa địa phương là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tinh thần dân tộc và niềm tự hào với quê hương. Những năm qua, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đã xây dựng nhiều chương trình giáo dục lịch sử và văn hóa, từ đó truyền tải cho học sinh hiểu biết sâu sắc về giá trị di sản của địa phương.

Việc này không chỉ giúp các em hiểu biết về nơi mình đang sinh sống mà còn khơi dậy tình yêu quê hương, giúp các em nhận ra rằng mỗi di tích, mỗi câu chuyện lịch sử ở Tây Hồ đều chứa đựng ký ức thiêng liêng của cha ông.

Tây Hồ là nơi hội tụ nhiều di sản quý giá như chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh và đặc biệt là đền Đồng Cổ. Các di tích này không chỉ là điểm đến thu hút du khách mà còn là những “bài học sống” giúp học sinh tiếp cận lịch sử một cách gần gũi và dễ nhớ. Những chuyến tham quan thực tế giúp các em có cái nhìn rõ ràng hơn về giá trị của sự bảo tồn và phát huy truyền thống.

Tập thể, cá nhân Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong các phong trào thi đua của toàn quận
Tập thể, cá nhân Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong các phong trào thi đua của toàn quận

Trong số các hoạt động nổi bật, chương trình ngoại khóa tìm hiểu về di tích đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu được tổ chức cho học sinh Trường THCS Đông Thái đã để lại dấu ấn sâu sắc. Tại đây, các em được tìm hiểu về di sản văn hóa và giá trị tâm linh của đền, tham gia vào các hoạt động như nghe kể chuyện, xem nghi lễ Hội thề Trung Hiếu, tham dự màn trống hội, vẽ tranh, thi tìm hiểu về lễ hội.

Đây là hình thức giáo dục trực quan giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử truyền thống của quê hương và nhắc nhở thế hệ trẻ không ngừng học tập, gìn giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa địa phương.

Truyền cảm hứng yêu quê hương qua từng tiết học

Bà Trần Thị Hương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ chia sẻ: “Không phải đến bây giờ việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh mới được triển khai. Cùng với dạy học văn hóa, ngành GD&ĐT quận luôn quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống thông qua các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Qua đó, chúng tôi khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ”.

Em Gia Bảo, học sinh Trường THCS Đông Thái chia sẻ đầy tự hào: “Em rất vui và tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại phường Bưởi, nơi có ngôi đền Đồng Cổ linh thiêng. Được nghe cụ Mưu kể chuyện về đền và xem cụ ông, cụ bà tái hiện nghi lễ Hội thề Trung Hiếu, em cảm thấy rất linh thiêng và tự nhủ phải cố gắng hơn trong học tập để xứng đáng với truyền thống của quê hương”.

Tiết học ngoại khoá Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ của học sinh Trường THCS Đông Thái được sự quan tâm của lãnh đạo quận và Phòng.
Tiết học ngoại khoá Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ của học sinh Trường THCS Đông Thái được sự quan tâm của lãnh đạo quận và Phòng.

Ngoài ra, học sinh Trường Tiểu học Quảng An cũng có cơ hội tham gia lớp học ngoại khóa tại nhà các nghệ nhân làm trà sen Tây Hồ, tìm hiểu về quy trình chế biến trà và giá trị văn hóa truyền thống của nghề làm trà ở địa phương. Đây là một cách sáng tạo giúp các em có cái nhìn trực quan về văn hóa ẩm thực địa phương, từ đó thêm yêu và trân trọng các giá trị truyền thống.

Những nỗ lực trong giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương tại Tây Hồ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành giáo dục Thủ đô. Khi học sinh có được nền tảng hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa của chính quê hương mình, các em sẽ ý thức hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng, đất nước.

Đây là minh chứng rõ ràng cho sự đóng góp của quận Tây Hồ vào sự phát triển giáo dục Thủ đô, góp phần đưa Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa - giáo dục tiêu biểu của cả nước.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Xem thêm