Tag

Đại biểu Quốc hội: Không nên phân biệt khi ghi tên nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp

Tin tức 05/06/2023 16:05
aa
TTTĐ - Đa số các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Nhà ở nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quản lý, phát triển nhà ở...
Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Ngày 5/6, tại phiên họp ở Tổ 1, đa số các đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội đều nhất trí với việc cần thiết sửa đổi Luật Nhà ở nhằm thể phát huy vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở; Khắc phục hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn của pháp luật hiện hành, bổ sung các vấn đề mới nảy sinh...

Theo các đại biểu, việc sửa đổi Luật Nhà ở cũng nhằm luật hóa các quy định dưới luật đã được thực tiễn khẳng định phù hợp nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội; Hoàn thiện các quy định, chế tài để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về nhà ở nhằm hạn chế, ngăn ngừa các khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực nhà ở; Bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định khác của pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị…

Phát biểu tại tổ, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nêu quan điểm, thực tế thời gian qua, đã xảy ra cháy nổ tại khu chung cư nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tài sản của người dân.

Đại biểu Quốc hội: Không nên phân biệt khi ghi tên nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội

Vì vậy, theo ông Tuấn, việc sửa đổi Luật Nhà ở phải có thêm những quy định về an toàn, trách nhiệm đảm bảo phòng cháy, chữa cháy ở các nhà chung cư. Bên cạnh đó, khi xây dựng chung cư, các chủ đầu tư cũng cần chú ý hơn đến việc thiết kế khu vực để xe đạp cho người khuyết tật.

Một trong những vướng mắc lớn hiện nay cần phải khắc phục khi sửa đổi Luật Nhà ở là tình trạng khó khăn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, đã bị xuống cấp, hư hỏng. Đóng góp vào nội dung này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, để đảm bảo chất lượng của các nhà chung cư, trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) cần quy định rõ về thời hạn xây dựng nhà chung cư.

Theo đại biểu Cường, nếu thấy chung cư bị cũ nát, hư hỏng, người dân có quyền đề xuất xây dựng nhà chung cư mới. Để thực hiện việc này thì trước khi xây dựng chung cư mới hay cải tạo, nâng cấp chung cư cũ thì cơ quan chức năng phải có sự kiểm định chất lượng nhà ở tại khu chung cư mà người dân đang sinh sống.

Ngoài ra, liên quan đến việc xây dựng nhà ở cho người dân, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, các địa phương cần có chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở. Bởi vì điều này liên quan đến việc bố trí quỹ đất đai để xây dựng nhà ở, trong đó có xây dựng các khu chung cư, nhà ở xã hội…

Liên quan đến việc đồng bộ về cơ sở vật chất, hạ tầng ở các khu chung cư, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, hiện nay, có khu chung cư đã có đông người dân đến sinh sống nhưng vẫn thiếu bãi đỗ xe, trường học, bệnh viện nên rất không đồng bộ và thuận tiện cho người dân ở đó.

Đại biểu Quốc hội: Không nên phân biệt khi ghi tên nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Vì vậy, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, khi xây dựng khu chung cư thì chủ đầu tư cần chú trọng đến việc đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân.

Về cải tạo chung cư cũ, với các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc làm này dứt khoát phải gắn với tái thiết đô thị. Việc cải tạo chung cư cũ, nên thực hiện từng cụm.

Đối với xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm, việc sửa đổi Luật Nhà ở nên có hướng mở như nên giao cho cấp tỉnh được điều chuyển từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội và ngược lại.

Trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã dành những điều khoản nhấn mạnh đến việc xây dựng nhà ở xã hội. Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh cho rằng, việc giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở cho công nhân cần được quy định rõ trong luật. Nếu đầu tư thì việc quản lý và giao sử dụng như thế nào cũng cần được làm rõ hơn ở trong luật.

Mặt khác, việc xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng (Điều 84) chưa thống nhất với Luật Giá (sửa đổi) thì cũng cần được đề cập kỹ lưỡng hơn trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Đóng góp ý kiến vào xây dựng nhà ở xã hội cho người nghèo, người thu nhập thấp, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) cần quy định rõ chất lượng xây dựng nhà ở xã hội phải đảm bảo yêu cầu đề ra, đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu mới.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người dân sở hữu nhà ở xã hội, chủ đầu tư không nên có sự phân biệt khi ghi tên ở từng khu như: Khu nhà ở dành cho công nhân, khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp... Việc làm này cũng là để đảm bảo lợi ích, quyền lợi cho người dân khi có nhu cầu muốn bán nhà khi không còn nhu cầu sử dụng nữa.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Thông qua những ý kiến, đề xuất, Tổ Thư ký của đoàn sẽ tổng hợp, rà soát lại trước khi Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến về dự án luật này tại hội trường.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Xem thêm